Theo Bộ Tài chính, thời điểm này là thích hợp để xem xét, đánh giá để bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để giá xăng dầu vận động theo đúng tín hiệu thị trường.
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp (DN) đề nghị tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Bộ Công Thương đã rất tích cực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản nêu giải pháp về kiểm soát chặt chẽ các yếu tố tác động đến xây dựng công trình trọng điểm quốc gia.
Trước diễn biến giá thịt lợn và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng cao thời gian gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan và các địa phương thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nguồn cung thịt lợn, thức ăn chăn nuôi và bình ổn giá.
Thực phẩm tăng giá đáng kể thời gian gần đây khiến giới nhân viên văn phòng, lao động thời vụ… đẩy mạnh kiểm soát chi tiêu, thắt chặt hầu bao để thích ứng với cơn “bão giá”. Đây cũng là biện pháp kịp thời để trang trải cuộc sống trong thời buổi “gạo châu củi quế”.
Khi giá xăng dầu tăng thì đối tượng chịu tác động lớn nhất là người dân và cả nền kinh tế. Do đó, cần có giải pháp để hạn chế tăng, bình ổn giá xăng dầu. Điều đó không chỉ mang lại ổn định đời sống cho người dân mà còn thực hiện được vai trò điều hành vĩ mô của nhà nước.
Một số doanh nghiệp, nhà phân phối tham gia chương trình bình ổn giá của TP Hồ Chí Minh vẫn đang nỗ lực kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Xăng, trừ etanol mức thuế 2.000đ/lít; Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn mức thuế 1.000đ/lít (giảm 50% so với các mức thuế hiện hành); Dầu hỏa mức thuế 300đ/lít (giảm 70% so với mức thuế hiện hành).