Cận cảnh giếng trời “cực khủng” tại ga Bến Thành, tuyến metro số 1

Chinh Hoàng Thứ ba, ngày 15/11/2022 15:08 PM (GMT+7)
Giếng trời “cực khủng” tại nhà ga Bến Thành, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang dần lộ diện, các đơn vị thi công đang triển khai lắp kính. Đây là điểm nhấn mang ý nghĩa biểu tượng cho nhà ga Bến Thành nói riêng và tuyến metro số 1 nói chung.
Bình luận 0
Cận cảnh giếng trời “cực khủng” tại ga Bến Thành, tuyến metro số 1 - Ảnh 1.

Giếng trời “cực khủng” tại nhà ga Bến Thành, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang dần lộ diện, các đơn vị thi công đang triển khai lắp kính. Đây là điểm nhấn mang ý nghĩa biểu tượng cho nhà ga Bến Thành nói riêng và tuyến metro số 1 nói chung (đây là hình ảnh phối cảnh, sau khi giếng trời được lắp đặt hoàn thiện). Ảnh: Chinh Hoàng

Cận cảnh giếng trời “cực khủng” tại ga Bến Thành, tuyến metro số 1 - Ảnh 2.

Ghi nhận của của phóng viên Dân Việt, ngày 15/11, nhiều kỹ sư, công nhân đang tiến hành lắp kính cho giếng trời khổng lồ của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Tại đây, các kỹ sư chia thành nhiều nhóm, với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ảnh: Chinh Hoàng

Cận cảnh giếng trời “cực khủng” tại ga Bến Thành, tuyến metro số 1 - Ảnh 3.

Ông Ngô Quốc Kiệt, kỹ sư kiến trúc ga Bến Thành, tuyến metro số 1 cho biết, giếng trời lấy sáng (Toplight) là một điểm nhấn kiến trúc nổi bật. Giếng trời cũng là công trình mang ý nghĩa biểu tượng cho nhà ga Bến Thành nói riêng và tuyến metro số 1 nói chung. Nhìn từ trên cao, giếng trời giống như bông hoa sen khổng lồ. Vật liệu làm nên giếng trời chủ yếu làm từ kính và tấm nhôm tổ ong. Ảnh: Chinh Hoàng

Cận cảnh giếng trời “cực khủng” tại ga Bến Thành, tuyến metro số 1 - Ảnh 4.

Điểm đặc biệt, toàn bộ vật liệu phục vụ giếng trời đều được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, nó có khả năng chống chịu thời tiết tốt cũng như cách nhiệt vượt trội. Bên cạnh điểm nhấn kiến trúc nổi bật, những tấm nhôm tổ ong để làm giếng trời khổng lồ cũng có kích thước khổ lớn và không có nhiều nhà máy trên thế giới có thể sản xuất được. Các nhà thầu đã phải gia công và nhập trực tiếp từ Nhật Bản về Việt Nam. Ảnh: Chinh Hoàng

Cận cảnh giếng trời “cực khủng” tại ga Bến Thành, tuyến metro số 1 - Ảnh 5.

Kỹ sư Kiệt cũng nhận định đây là một dự án lớn, kết cấu vòm lớn nên việc thi công và hoàn thiện trên kết cấu vòm rất khó khăn. "Đơn cử như trong quá trình hoàn thiện, càng lắp vật liệu lên mái thì mái sẽ càng lún xuống. Theo đó, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Nhật Bản phải giám sát gắt gao, tính toán kỹ lưỡng để các vật liệu có thể ghép chính xác lại với nhau, cũng như đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dự án", ông Kiệt thổ lộ

Chủ đầu tư - Ban Quản lý Đường sắt đô thị cho biết, giếng trời lấy sáng là công trình có chức năng chính tạo điểm nhấn cũng như cung cấp ánh sáng cho khu vực phía dưới và tạo nên không gian mở. Từ đó, giúp cho hành khách đi metro có thể nhìn trực diện qua chợ Bến Thành và đây cũng là điểm vui chơi, check in của người dân, du khách khi đến với TP.HCM. Clip: Chinh Hoàng

Cận cảnh giếng trời “cực khủng” tại ga Bến Thành, tuyến metro số 1 - Ảnh 7.

Đối với ga ngầm Bến Thành, các nhà thầu đang khẩn trương thi công, hoàn thiện các hạng mục kiến trúc và cơ điện như sàn trần, thạch cao, cửa thép... Dự kiến đến quý 2-2023, các công tác xây dựng kiến trúc, lắp đặt thiết bị cơ điện của gói thầu CP1a (ga Bến Thành) sẽ hoàn tất và tiến tới thử nghiệm, vận hành các thiết bị vào cuối năm 2023. Ảnh: Chinh Hoàng

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem