Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt

Thứ tư, ngày 26/10/2022 08:28 AM (GMT+7)
Hồng treo gió công nghệ Nhật Bản đã trở thành món ăn độc đáo, đặc sản của TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), đây còn là điểm đến chụp ảnh, check in của những du khách yêu thành phố ngàn hoa.
Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 1.

Hồng treo gió đã trở thành một món ăn dân dã nhưng nổi tiếng của TP.Đà Lạt trong nhiều năm qua. Mùa hồng Đà Lạt bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Những cơ sở hồng sấy tại TP.Đà Lạt đã trở thành điểm đến của nhiều du khách khi đến tham quan thành phố ngàn hoa.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 2.

Những trái hồng đã già, đủ lượng đường sẽ được thu hoạch về sau đó, sơ chế để làm hồng treo gió. Khi hồng đủ lượng đường, trái hồng sẽ ngọt, dẻo và chất lượng cao hơn.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 3.

Sau khi thu hoạch về xưởng sản xuất, những trái hồng sẽ được vệ sinh rồi gọt vỏ sạch sẽ trước khi đưa vào lò vô trùng rồi treo lên dây. Với 1kg hồng treo gió thành phẩm người làm phải mất từ 7 – 10kg hồng tươi. Chính vì vậy, giá hồng treo công nghệ Nhật Bản lúc nào cũng cao hơn nhiều so với hồng sấy theo cách truyền thống.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 4.

Tại cơ sở hồng treo gió Lễ Vân, những trái hồng sẽ được gọt bằng máy, điều này sẽ giúp bề ngoài quả hồng được đẹp, đều và tiết kiệm nhân công, thời gian. Bà Đặng Thị Thu Vân - chủ cơ sở hồng treo gió Lễ Vân cho biết, đến nay bà đã có kinh nghiệm làm hồng treo gió trên 30 năm, tuy nhiên, 5 năm trước bà và một số nông dân tại Đà Lạt được các chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản) giới thiệu công nghệ chế biến hồng sấy của Nhật Bản. Đây là công nghệ hoàn toàn mới lạ và khác với cách làm của người Việt Nam trước đây.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 5.

Hồng được gọt vỏ bằng máy sẽ có bề mặt đẹp, khi thành phẩm trái hồng bắt mắt hơn.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 5.

Những quả hồng sau khi gọt vỏ sẽ được treo lên những móc nhựa để đưa vào vô trùng trong khoảng 1 ngày trước khi treo ngoài thời tiết tự nhiên trong điều kiện trời nắng ráo, nhiệt độ ngoài trời từ 25 - 30 độ và kéo dài khoảng 3 tuần tới khi khô. "Vừa qua, do ảnh hưởng của các cơn bão, trời Đà Lạt mưa liên tục, chính vì vậy đã khiến một mẻ hồng treo lớn của tôi bị hư hỏng. Do trời không có nắng nên khi treo hồng, chúng bị rụng hết cuống rồi trái nhũn ra, tôi phải đổ bỏ gần hết, chỉ cứu vãn được 1 phần", bà Vân chia sẻ.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 6.

Chị Lê Thị Thu Thủy - du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Mình đã được ăn hồng treo gió nhiều lần nhưng đều do người quen tại Đà Lạt gửi ra. Tuy nhiên, lần này được trực tiếp đến Đà Lạt, lại đúng vào thời điểm mùa làm hồng treo gió nên tôi đã quyết định đến để tham quan. Thực sự tôi thấy rất đẹp, mình đã nếm thử rất là ngon. Thưởng thức hồng treo gió trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt thật sự rất thú vị".

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 7.

Chị Thủy thích thú khi trải nghiệm trực tiếp và ghi lại những hình ảnh làm kỉ niệm tại cơ sở làm hồng treo gió ở Đà Lạt. Với diện tích hàng trăm héc ta, sản lượng hàng ngàn tấn nhưng chỉ tập trung vào một mùa trong khoảng thời gian ngắn, việc sử dụng công nghệ sấy hồng sẽ giúp cho người dân địa phương nâng cao giá trị của hồng sấy.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 8.

Nhiều du khách còn trực tiếp đến tham quan, chụp ảnh tại vườn hồng của gia đình bà Đặng Thị Thu Vân. Trong khi hồng sấy lò truyền thống có giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/kg thì hồng sấy gió theo công nghệ Nhật Bản được bán từ 400.000 - 420.000 đồng/kg nhưng không có đủ hàng để cung cấp cho thị trường do thời điểm gần Tết nhu cầu tiêu thụ lớn.

Cận cảnh quy trình làm hồng treo gió, đặc sản ngon nức tiếng Đà Lạt - Ảnh 9.

Sau khi hồng treo gió đã đủ ngày, bên ngoài dẻo, bên trong mềm, ngọt thì sẽ được công nhân trong xưởng đóng gói vào các bịch có trọng lượng khác nhau. Cuối cùng, những bịch đó sẽ được đưa đi hút chân không trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

 

Văn Long
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem