Thứ sáu, 19/04/2024

Châu Âu gồng mình chống cơn bão lạm phát

18/09/2022 1:00 PM (GMT+7)

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố tỷ lệ lạm phát tại Liên minh châu Âu (EU) tăng lên mức kỷ lục 10,1% trong tháng 8. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phải ra quyết định ưu tiên ổn định giá cả hàng hóa nhằm chống đỡ cơn bão lạm phát hoành hành.

Lạm phát phi mã

Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 là 9,1%, cao hơn mức 8,9% trong tháng 7. Các tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021, khi lạm phát tại Eurozone chỉ là 3% và toàn EU là 3,2%.

Pháp là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong tháng 8 với 6,6%, tiếp theo là Malta (7%) và Phần Lan (7,9%). Ngược lại, lạm phát vẫn cao nhất tại 3 quốc gia Baltics, lần lượt là Estonia (25,2%), Latvia (21,4%) và Litva (21,1%).

Tình trạng tăng giá trong tháng 8 cũng diễn ra nghiêm trọng tại Hungary - quốc gia có tỷ lệ lạm phát lên đến 18,6%, tăng vọt so với mức 14,7% trong tháng 7, qua đó đưa Hungary lên đứng hàng thứ 4 và đẩy Cộng hòa Czech (17,1%) xuống vị trí thứ 5 trong số các quốc gia thành viên EU có tỷ lệ lạm phát cao nhất hiện nay.

So với tháng 7, tỷ lệ lạm phát tính theo năm đang tăng ở 15 quốc gia và giảm tại 12 quốc gia còn lại. Tại khu vực Eurozone, vấn đề tăng giá năng lượng góp phần lớn nhất gây ra tình trạng lạm phát, với tỷ lệ 3,95%; tiếp đó là các mặt hàng thực phẩm, rượu và thuốc lá (2,25%), dịch vụ (1,62%) và hàng công nghiệp phi năng lượng (1,33%).

 Châu Âu gồng mình chống cơn bão lạm phát - Ảnh 1.

Giá các mặt hàng đều tăng đã đẩy tỷ lệ lạm phát tại EU lên 2 con số


 

Ngày 17-9, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết, những quyết định của ECB có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khu vực, nhưng ưu tiên hiện nay của ngân hàng này vẫn là ổn định giá cả hàng hóa.

Sau hội nghị không chính thức của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương EU tại Prague (Cộng hòa Czech) hồi tuần trước, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cũng cho rằng, EU cần có chính sách tài khóa thận trọng và kiềm chế lạm phát.

Nhiều giải pháp mạnh mẽ

Lạm phát tăng cao không chỉ làm tăng gánh nặng cho người dân mà còn là bài toán khó khiến các nhà lãnh đạo châu Âu trăn trở tìm lời giải. Trong nỗ lực ngăn cơn bão lạm phát không tiếp tục mạnh lên, đe dọa xóa sổ những thành quả phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, EU đã đưa ra những giải pháp mạnh mẽ, ở cả cấp độ khu vực và quốc gia. 

Ở cấp độ khu vực, EU có kế hoạch huy động hơn 140 tỷ EUR (139,58 tỷ USD) từ các công ty năng lượng nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khi đà tăng của lạm phát làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế và vỡ nợ. Ở cấp độ quốc gia, Italy đã thông qua một gói viện trợ mới trị giá khoảng 14 tỷ EUR. Đức có thể quốc hữu hóa công ty năng lượng Uniper - nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất tại Đức, sau khi chi khoảng 19 tỷ EUR hỗ trợ công ty này.

Chính phủ Đức cũng công bố gói hỗ trợ trị giá 65 tỷ EUR, bao gồm các biện pháp gia hạn giảm giá phương tiện giao thông công cộng và giảm thuế cho các công ty sử dụng nhiều năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng lương tối thiểu khoảng 30%, sau mức tăng 50% vào cuối năm ngoái. Trong khi đó, Anh chi hơn 100 tỷ bảng Anh (114,02 tỷ USD) để giảm hóa đơn năng lượng cho người dân trong 2 năm và hỗ trợ các doanh nghiệp. 

Theo các nhà phân tích, hỗ trợ để kìm đà tăng giá năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giải bài toán lạm phát tại châu Âu, song điều này khó có thể được thực hiện trong ngắn hạn.

Vì vậy, hạ nhiệt lạm phát và duy trì đà phục hồi kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục là nhiệm vụ kép và cũng là thách thức lớn mà các nước châu Âu phải đối mặt trong thời gian tới.

Theo SGGP

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phát huy thành công và hiệu ứng tích cực năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục triển khai chuỗi chương trình thực tế “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng” năm 2024 dành cho bà con nông dân, các đại lý đồng hành.

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Mảng điện thoại, công nghệ đã bão hòa, đụng thêm kinh tế khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop đang chuyển hướng và dồn lực vào mảng chăm sóc sức khỏe. Tổng quy mô thị trường này được dự báo lên tới 21 tỷ USD.

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Vài ngày gần đây, giá trứng gia cầm, nhất là trứng gà bán lẻ tại nhiều siêu thị giảm sâu. Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị cho thấy hệ thống siêu thị nào cũng đồng loạt giảm giá mặt hàng thiết yếu này.

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp cho biết “trộm vía” mảng nhà thuốc vẫn đang tăng trưởng tốt trong bối cảnh ngành hàng công nghệ, ICT đang trong giai đoạn khó khăn.

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Giữa cơn sốt giá vàng nhưng hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM bỗng nhiên cửa đóng then cài. Tình hình này diễn ra nhiều tại khu vực quận 5. Vì sao lại như vậy?