Chu kỳ bùng nổ và phá sản của ngành công nghệ

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 25/03/2023 07:05 AM (GMT+7)
Mọi sự bùng nổ và phá sản trước đây của ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ đều dẫn đến kẻ thắng người thua. Và giờ đây, bong bóng đại dịch công nghệ cuối cùng đã vỡ, liệu thời kỳ hoàng kim của công nghệ Mỹ đã kết thúc.
Bình luận 0

Gần đây có rất nhiều ồn ào trong lĩnh vực công nghệ. Từ các cuộc tranh luận về các đợt sa thải hàng loạt và việc rút lại các đặc quyền xa hoa dành cho nhân viên, tất cả đều đặt ra một câu hỏi thống nhất duy nhất: Liệu thời kỳ hoàng kim của công nghệ Mỹ đã kết thúc?

Gọi nó là một cuộc suy thoái hoặc gọi nó là một sự điều chỉnh của thị trường. Cho dù bạn cắt nghĩa nó theo cách nào, có một điều chắc chắn là định giá của hầu hết các công ty công nghệ lớn đều cao và bây giờ thì không hẳn. Các nhà đầu tư đã lên tiếng và ngành công nghệ đã gặp khó khăn. Sau hơn một thập kỷ mà “âm nhạc dường như không bao giờ dừng lại ở Thung lũng Silicon, thì bài hát cuối cùng của đêm cuối cùng cũng được phát”.

Chu kỳ bùng nổ và phá sản của ngành công nghệ: “Hãy nhanh nhẹn và đừng bao giờ ngủ quên trên vòng nguyệt quế”. Ảnh: @AFP.

Chu kỳ bùng nổ và phá sản của ngành công nghệ: “Hãy nhanh nhẹn và đừng bao giờ ngủ quên trên vòng nguyệt quế”. Ảnh: @AFP.

Vấn đề là thời hoàng kim cũng như phá sản ngành công nghệ đã từng tồn tại ở đây trước đây và có khả năng sẽ ở đây một lần nữa. Mặc dù các công ty như Meta và Google chắc chắn đã đạt được những cách lèo lái chèo qua giông bão một cách khó khăn, nhưng không có lý do gì để không tin rằng họ sẽ phục hồi trở lại như thời hoàng kim. Tiến sĩ Vijay Govindarajan, giáo sư tại Trường Kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth, cho biết: “Các nguyên tắc cơ bản đều mạnh mẽ, có thể đây là lời nhắc nhở rằng thắt lưng buộc bụng là rất quan trọng”.

Nhưng trong khi phần còn lại của thế giới trố mắt nhìn vào tình trạng công nghệ hiện tại, các chuyên gia nói rằng có những bài học rút ra từ việc nhìn vào kẻ thắng người thua trong các đợt bùng nổ và phá sản trước đây. 

Mỗi cuộc bùng nổ và phá sản công nghệ đều có một bài học lớn

Nguồn gốc của Big Tech thời hiện đại bắt nguồn từ những năm 1960, khi máy tính chuyển đổi chậm nhưng chắc chắn từ thứ chủ yếu được sử dụng bởi chính phủ và các khu vực học thuật thành thứ có thể thâm nhập vào nơi làm việc và sau đó là các hộ gia đình. Các công ty như IBM, Intel và Hewlett-Packard chứng kiến vận may của họ tăng lên khi Phố Wall bắt đầu say mê cổ phiếu công nghệ, nhà sử học người Mỹ và giáo sư Đại học Washington Margaret O'Mara nói với tờ Insider.

Nhưng khi chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cắt giảm chi tiêu cho công nghệ trong bối cảnh suy thoái kinh tế của những năm 1970, sàn công nghệ đã sụp đổ từ bên dưới Thung lũng Silicon. Phải đến cuộc cách mạng máy tính cá nhân, đỉnh cao vào những năm 1980, lĩnh vực công nghệ mới được các nhà đầu tư ưa chuộng trở lại. 

Sự bùng nổ đó kéo dài qua sự ra đời của Internet vào những năm 1990 — cho đến khi xảy ra sự cố dot-com khét tiếng năm 2000 khi thị trường xuất hiện các công ty khởi nghiệp web nổi tiếng có vốn đầu tư không tương xứng với tiềm năng thu nhập của họ. Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq đã giảm 39% và một số công ty công nghệ đã phá sản. Một số công ty dot-com còn tồn tại đến ngày nay là Google, Amazon, eBay, Priceline (nay là Booking.com) và những gì còn lại của Yahoo. 

Nhà sử học công nghệ Micheal Malone nói với Insider rằng, các công ty thành công đã rút ra một bài học quan trọng từ giai đoạn khó khăn này: Một sản phẩm cố định sẽ không giúp họ hoàn toàn phát triển bền vững, lâu dài theo thời gian. 

Mọi sự bùng nổ và phá sản trước đây của ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ đều dẫn đến kẻ thắng người thua. Và giờ đây, bong bóng đại dịch công nghệ cuối cùng đã vỡ, liệu thời kỳ hoàng kim của công nghệ Mỹ đã kết thúc. Ảnh: @AFP.

Mọi sự bùng nổ và phá sản trước đây của ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ đều dẫn đến kẻ thắng người thua. Và giờ đây, bong bóng đại dịch công nghệ cuối cùng đã vỡ, liệu thời kỳ hoàng kim của công nghệ Mỹ đã kết thúc. Ảnh: @AFP.

Công nghệ thông tin phát triển quá nhanh nên bất kỳ một ý tưởng nào, dù tốt đến đâu, cũng không thể thành công trong cái gọi là mãi mãi. Apple đã làm rung chuyển mảng kinh doanh PC của mình nhưng phải đi kèm với việc giới thiệu iPhone làm nên đỉnh cao, nhưng bù lại thì iPod đã ngừng sản xuất. Và Microsoft đã mua lại các công ty internet có thể giúp hỗ trợ việc tạo ra hoạt động kinh doanh phần mềm internet của mình.

Malone nói: “Bạn không thể chỉ có một sản phẩm hấp dẫn, trở nên giàu có và rồi bỏ đi. Bạn phải tạo ra những sản phẩm tiếp theo”.

Những người khác cho rằng bài học thực sự là sự nguy hiểm của những gì có thể xảy ra khi các nhà đầu tư tham gia vào các công nghệ chưa hoàn thiện.

Tiến sĩ Vijay Govindarajan, giáo sư tại Trường Kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth, cho biết: “Nếu bạn nhảy vào một công nghệ đột phá, bạn thực sự có thể mất rất nhiều tiền vì không ai hiểu đủ về nó”.

Duy trì sự nhanh nhẹn là một bài học có liên quan và việc đảm bảo các nền tảng vững chắc cũng vậy

Phải mất nhiều năm để mọi thứ xoay chuyển tình thế, với cuộc đại suy thoái năm 2008 đã làm chậm quá trình phục hồi. Khi các nhà đầu tư cuối cùng cũng bắt đầu quay lại với công nghệ, Malone cho biết chủ đề mới là khả năng mở rộng: "Bạn phải hiểu thị trường, xu hướng thay đổi và nếu bạn có những thứ đó, bạn có thể phát triển công ty đó lên gấp 10 lần mỗi năm”.

Công nghệ "không thể lãng phí nữa mà phải thắt lưng buộc bụng và giới công nghệ đang đặt cược rằng đợt bùng nổ tiếp theo sẽ đến từ ChatGPT hoặc metaverse. Ảnh: @AFP.

Công nghệ "không thể lãng phí nữa mà phải thắt lưng buộc bụng và giới công nghệ đang đặt cược rằng đợt bùng nổ tiếp theo sẽ đến từ ChatGPT hoặc metaverse. Ảnh: @AFP.

Các công ty khởi nghiệp đã nhờ người dùng trợ giúp thay vì tự mình đảm nhận nhiệm vụ tốn kém là mở rộng quy mô. Cái gọi là các công ty Web 2.0 như Wikipedia, Facebook, Flickr (nay là một phần của SmugMug) và Twitter đều dựa vào nội dung do người dùng tạo, thay vì tự họ tạo ra nội dung đó. 

Ở một khía cạnh khác, trong khi các đợt sa thải nhân viên và giá cổ phiếu giảm đã gây đau đớn, Malone tin rằng nó mang lại trọng tâm mới cho các bài học về "tài chính lành mạnh" và có "nền tảng cấu trúc" vững chắc.

Đối với Tiến sĩ Govindarajan, ông cho rằng công nghệ "không thể lãng phí nữa mà phải thắt lưng buộc bụng và giới công nghệ đang đặt cược rằng đợt bùng nổ tiếp theo sẽ đến từ ChatGPT hoặc metaverse. Nhưng trong môi trường này, đó sẽ là những người nghĩ trước và đảm bảo tiêu tiền một cách khôn ngoan. 

"Mười năm tới kể từ hôm nay, sẽ có những người chơi kiếm được tiền. Một số người sẽ thua lỗ," Tiến sĩ Govindarajan nói. "Và đó là bản chất của ngành công nghệ vì thế mà hãy nhanh nhẹn và đừng bao giờ ngủ quên trên vòng nguyệt quế”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem