dd/mm/yyyy

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, chiều ngày 18/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên. Cùng dự làm việc, có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Điện Biên đã triển khai tốt, đồng bộ tinh thần Nghị quyết 13 của Đảng, Nghị quyết 14 Đảng bộ tỉnh vào thực tiễn, đạt nhiều kết quả toàn diện trên mọi mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh của tỉnh Điện Biên và khẳng định đó vị trí đó cũng đem lại cho Điện Biên nhiều lợi thế thu hút phát triển du lịch, kinh tế. Cùng với các tiềm năng, thế mạnh du lịch lịch sử, văn hóa; các tiềm năng về tài nguyên nước, khoáng sản, nông nghiệp cũng là điều kiện thuận lợi đem lại nhiều cơ hội thu hút đầu tư về Điện Biên.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Điện Biên   - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên. Ảnh: Vinh Duy

Nhấn mạnh tầm quan trọng vị trí đặc biệt của tỉnh có đường biên giới với 2 quốc gia, Chủ tịch nước đề nghị thời gian tới Điện Biên cùng với các tỉnh biên giới khác cùng tập hợp lực để tạo nên bức thành trì kinh tế vững chắc cho đất nước; cần đề xuất nghiên cứu cơ chế liên kết xây dựng cơ chế kinh tế tạo hành lang vòng cung gồm các tỉnh biên giới: Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu… Không có tuyến phòng thủ nào vững chắc bằng tuyến phòng thủ hành lang kinh tế mạnh, từ đó tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, bảo vệ tổ quốc .


Để phát triển kinh tế địa phương, Điện Biên cần tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế với 3 động lực, gồm: du lịch trải nghiệm, du lịch lịch sử, văn hóa; nông nghiệp thông minh và công nghiệp chế biến gắn với tiêu thụ; thúc đẩy chuyển đổi số gắn với kinh tế số, dịch vụ công, thương mại điện tử.

Điện Biên cần coi trọng thu hút nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, có năng lực quản trị du lịch; chú trọng phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, giảm dần nông nghiệp tự cung tự cấp, áp dụng thành tựu khoa học công nghiệp để sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh địa phương, như: gạo Mường Thanh,  mắc ca, cà phê, chè…

Trong lĩnh vực công nghiệp, Điện Biên cần tập trung khai thác các tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhất là lĩnh vực thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến… trong đó trọng tâm là công nghiệp gắn với chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

Ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Điện Biên đã triển khai tốt, đồng bộ tinh thần Nghị quyết 13 của Đảng, Nghị quyết 14 Đảng bộ tỉnh vào thực tiễn, đạt nhiều kết quả toàn diện trên mọi mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh của tỉnh Điện Biên và khẳng định đó vị trí đó cũng đem lại cho Điện Biên nhiều lợi thế thu hút phát triển du lịch, kinh tế. Cùng với các tiềm năng, thế mạnh du lịch lịch sử, văn hóa; các tiềm năng về tài nguyên nước, khoáng sản, nông nghiệp cũng là điều kiện thuận lợi đem lại nhiều cơ hội thu hút đầu tư về Điện Biên.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Điện Biên   - Ảnh 3.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên. Cùng dự làm việc, có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Ảnh: Vinh Duy

Nhấn mạnh tầm quan trọng vị trí đặc biệt của tỉnh có đường biên giới với 2 quốc gia, Chủ tịch nước đề nghị thời gian tới Điện Biên cùng với các tỉnh biên giới khác cùng tập hợp lực để tạo nên bức thành trì kinh tế vững chắc cho đất nước; cần đề xuất nghiên cứu cơ chế liên kết xây dựng cơ chế kinh tế tạo hành lang vòng cung gồm các tỉnh biên giới: Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu… Không có tuyến phòng thủ nào vững chắc bằng tuyến phòng thủ hành lang kinh tế mạnh, từ đó tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, bảo vệ tổ quốc .

Để phát triển kinh tế địa phương, Chủ tịch nước đề nghị Điện Biên cần tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế với 3 động lực, gồm: du lịch trải nghiệm, du lịch lịch sử, văn hóa; nông nghiệp thông minh và công nghiệp chế biến gắn với tiêu thụ; thúc đẩy chuyển đổi số gắn với kinh tế số, dịch vụ công, thương mại điện tử. Cùng với đó, phải coi trọng thu hút nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, có năng lực quản trị du lịch; chú trọng phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, giảm dần nông nghiệp tự cung tự cấp, áp dụng thành tựu khoa học công nghiệp để sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh địa phương, như: gạo Mường Thanh,  mắc ca, cà phê, chè…

Trong lĩnh vực công nghiệp, Điện Biên cần tập trung khai thác các tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhất là lĩnh vực thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến… trong đó trọng tâm là công nghiệp gắn với chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

Bảo đảm cho người dân tiếp cận giáo dục, y tế có chất lượng, địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Điện Biên cần có giải pháp cụ thể giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững; cùng với đó coi trọng tuyên truyền nâng cao ý thức tự lực, tự cường để nhân dân có ý chí vươn lên thoát nghèo.

Bày tỏ sự tin tưởng, cán bộ, nhân dân Điện Biên sẽ đạt được mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đề ra, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Điện Biên cần phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên mạnh mẽ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Điện Biên   - Ảnh 4.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Điện Biên phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn vươn lên mạnh mẽ. Ảnh:: Vinh Duy

Báo cáo Chủ tịch nước và thành viên đoàn công tác về kết quả nổi bật Điện Biên đạt được từ đầu năm đến nay, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết:  Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cùng với khó khăn nội tại của địa phương, song thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, sự vào cuộc trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, Điện Biên đã đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Điện Biên đạt 6,74% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu ngân sách địa phương đạt 3.583 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 4.000 tỷ đồng, 14,75% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có chuyển biến tích cực, từ đầu năm đến nay tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 7 dự án thuỷ điện, thương mại dịch vụ, nông – lâm nghiệp, thương mại với tổng mức đầu tư đăng ký trên 790 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, luỹ kế giải ngân 4 tháng ước đạt 39,46% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao; tập trung hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương triển khai Dự án xây dựng Cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1 (Thành phố Điện Biên Phủ - Nút giao Km15+800/QL.279).

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 07/5/2021 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng để tập trung chỉ đạo thực hiện. Trong 3 tháng đầu năm, thực hiện kết nạp mới 239 đảng viên, duy trì 100% thôn, bản có đảng viên (không còn bản trắng đảng viên). Công tác kiểm tra, giám sát được các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp triển khai đồng bộ, toàn diện, góp phần giữ vững, kỷ cương, kỷ luật, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Cấp ủy các cấp tiến hành kiểm tra 7 tổ chức đảng và 12 đảng viên, giám sát chuyên đề 8 tổ chức đảng và 18 đảng viên; thi hành kỷ luật 28 đảng viên. Công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai đồng bộ ở cả ba khâu: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý.

Vinh Duy