Thứ bảy, 23/11/2024

Cùng nông dân Lâm Đồng vượt dịch Covid-19

PV

06/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Hoa hồng nở phải cắt bỏ. Rau củ đến độ thu hoạch cứ phải bỏ héo rũ ngoài vườn. Đó là tình cảnh của rất nhiều nông dân ở Lâm Đồng trong đợt dịch Covid-19 bùng phát vừa qua. Không có thu nhập, lại phải tốn chi phí để duy trì vườn, nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Nước mắt hoa hồng

Anh Cil Ha Mơi – người dân tộc Chin – thị trấn Lạc Dương – Lâm Đồng có 4 sào trồng hoa hồng. "Bình thường mỗi tháng suông sẻ cũng thu lời được 30-40 triệu đồng. Nhưng mùa dịch vừa qua tôi mất trắng. Không chỉ thiệt hại tiền bán hoa mà còn đổ vào đó biết bao phân bón, công sức và thuê mướn nhân công. Do khâu vận chuyển ách tắc, hoa không ai mua. Mỗi ngày tôi phải cắt bỏ 3-4 ngàn hoa hồng".

Cùng nông dân Lâm Đồng vượt dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Còn chị Kra Jan Ner Ka - người dân tộc K’Ho – có 6 sào trồng hoa hồng và sú. Chị cho biết: "Trong đợt Covid từ tháng 5 đến tháng 9 vừa qua nhà tôi phải đóng cửa bỏ vườn. Bao nhiêu phân đổ vô vứt cho ông trời luôn, tiền vốn hơn 100 triệu không thu lại được đồng nào. Bình thường nếu 2 vụ cũng phải lời cả 100 triệu nữa. Năm nay hoa hồng thì cắt bỏ còn sú thì bỏ rũ luôn trong vườn".

Ông Đagout Sel – thị trấn Lạc Dương - đợt rồi cũng rớt nước mắt cắt bỏ hàng ngàn cành hoa trên 7 sào hoa hồng. "Từ tháng 4 đến tháng 9 vừa rồi thiệt hại nặng nề nhất. Từ khi xuất hiện dịch Covid -19, tức gần 2 năm nay, đổ bỏ không biết bao nhiêu hoa và rau củ quả mà kể".

Đây là tình cảnh chung của rất nhiều nông dân Tây Nguyên chịu thiệt hại nặng nề do đợt dịch Covid – 19 vừa qua. Lạc Dương là huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Lâm Đồng, được xem là "nóc nhà Tây Nguyên". Ở đây đồng bào Kinh, K’Ho, Chu Ru, Ê Đê, Hoa, Tày, Nùng… sinh sống. Bà con chủ yếu trồng hoa hồng, rau màu, cà phê, cây ăn quả. Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc vận chuyển nông sản, hoa màu gặp nhiều khó khăn. Lâm Đồng còn là vùng trồng hoa nổi tiếng của cả nước.

Nợ mẹ đẻ nợ con

"Dù hoa hồng phải cắt bỏ nhưng vẫn phải bón phân. Phải giữ lại gốc hồng. Không bón là gốc cây chết. Nhà tôi vay mượn tiền để mua phân bón và để duy trì vườn. Tôi vay ngân hàng 300 triệu để làm nhà lồng. Đến hạn trả lãi ngân hàng không có tiền lại phải đi vay nóng để trả cho ngân hàng. Cứ lấy đầu này đắp đầu kia", anh Cil Ha Mơi, thở dài.

Cùng nông dân Lâm Đồng vượt dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Nhiều nông dân đều lâm vào tình cảnh tương tự. Nhà chị Kra Jan Ner Ka thì phải nuôi mẹ già và 3 đứa con đang độ tuổi ăn học. "Gia đình tôi vay ngân hàng 500 triệu trong 5 năm để sản xuất. Mùa Covid, không có thu đồng nào, tiền phân và các thứ toàn đi vay mượn. Đến hạn trả lãi ngân hàng thì đi vay nóng để trả lãi ngân hàng. Cứ nợ mẹ đẻ nợ con. Giờ cũng không biết làm thế nào để trả".

Ông Đagout Sel cũng đang nợ ngân hàng 400 triệu và vay nóng bên ngoài. "Trong mùa dịch, việc vận chuyển khó khăn, phân bón lên giá, thuê nhân công thì nữ 400 ngàn đồng/ngày, nam là 500 ngàn đồng/ngày. Đã không thu hoạch được trong khi những thứ chi phí khác đều tăng cao, nông dân chúng tôi chỉ biết khóc ròng".

Hỗ trợ nhà nông, đồng lòng vượt khó

"Hỗ trợ nhà nông, đồng lòng vượt khó" là chương trình của Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau nhằm đồng hành, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân chịu thiệt hại do dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, chương trình sẽ trao tặng 26.000 bao phân bón chất lượng cao mang thương hiệu Phân bón Cà Mau cho bà con nông dân đang gặp khó khăn trên cả nước với tổng giá trị hỗ trợ lên đến 14 tỷ đồng.

Cùng nông dân Lâm Đồng vượt dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Phân bón Cà Mau cũng nỗ lực cung ứng đủ nguồn cung phân bón cho bà con canh tác, phối hợp cùng hệ thống đại lý để kiểm soát giá bán. Đồng thời liên tục tổ chức các chương trình tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp trên các kênh truyền thông số để giúp bà con tiếp cận với kiến thức canh tác mới trong điều kiện dịch bệnh phức tạp.

Ngoài ra, PVCFC vẫn không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm, và kịp thời cho ra mắt các dòng sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh cho bà con nông dân, góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Anh Cil Ha Mơi, một trong những nông dân ở Lạc Dương nhận được quà của Phân bón Cà Mau trong đợt này chia sẻ anh đang cắt hoa hồng. Đợt này bán được 3.500 đồng/hoa. Anh sẽ cho bón phân cho hoa, mong sản xuất được khôi phục, đầu ra ổn định để nông dân vượt qua khó khăn.


Tặng 176 tấn phân cho nông dân Lâm Đồng

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã tặng cho 40 nông dân huyện Lạc Dương 4 tấn phân bón Ure trị giá trên 70 triệu đồng.

Thông qua 44 đại lý phân bón cấp 2 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Công ty tặng 1.760 nông dân khó khăn, mỗi người 1 tạ phân Ure. Đã có trên 10 đại lý triển khai đưa phân bón tới tay nông dân và công ty đang tiếp tục triển khai hoạt động tặng phân bón trên các huyện, thành phố. Số phân bón trên được nông dân sử dụng để bón các sản phẩm rau, hoa, chè, trái cây, cà phê, cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Chương trình "Hỗ trợ nhà nông – Đồng lòng vượt khó" của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau triển khai trên phạm vi toàn quốc với tổng gói hỗ trợ lên đến 14 tỷ đồng. Chương trình này nhằm chia sẻ những khó khăn của bà con nông dân trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Đồng thời là một sự động viên tinh thần nhà nông tái đầu tư sản xuất cho vụ mùa mới đang cận kề.

Cụ thể, chương trình "Hỗ trợ nhà nông – Đồng lòng vượt khó" đã trao tặng tới bà con nông dân đang gặp khó khăn với hơn 26.000 bao phân bón chất lượng cao mang thương hiệu Phân bón Cà Mau. Theo đó, mỗi người nông dân nhận được 100 kg phân bón (NPK Cà Mau hoặc Ure Cà Mau). Song song việc hỗ trợ phân bón tái sản xuất, bà con tại các tỉnh ĐBSCL sẽ nhận được 500 phần quà là các nhu yếu phẩm thiết yếu như: gạo, đường, dầu ăn, trang thiết bị y tế...


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường

Doanh nghiệp bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.