Hai năm qua, mỗi đợt dịch leo thang cũng là lúc thị trường cho thuê trầm lắng do nhu cầu sụt giảm mạnh. Người kinh doanh trả lại mặt bằng do không thể bám trụ qua những đợt giãn cách xã hội. Mọi ngả phố trung tâm Hà Nội đầy rẫy biển cho thuê nhà. |
Nằm sát Hồ Hoàn Kiếm, hàng chục cửa hàng bán đồ lưu niệm trên phố Hàng Gai đóng cửa. Dù 15/3, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch, nhưng con phố này vẫn đìu hiu vì vắng bóng du khách. Một số cửa hàng còn trụ lại, vẫn treo biển hiệu nhưng không kinh doanh còn lại, phần lớn mặt bằng đi thuê đã được sang nhượng, trả nhà. |
Do chủ yếu phục vụ du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, nên các tiệm mỹ nghệ, đồ thủ công 2 năm qua đã dần phải đóng cửa do du lịch đóng băng. Đến nay, dù du lịch mở cửa, nhiều cửa hàng kinh doanh lĩnh vực này vẫn chưa hẹn ngày tái hoạt động. |
Hàng quán ăn uống ngay trung tâm phố cổ nhiều nơi vẫn "cửa đóng then cài". |
Biển cho thuê cửa hàng treo khắp phố, tỷ lệ lấp đầy chưa mấy khởi sắc. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tại trang batdongsan.com.vn, từ sau Tết âm lịch, khi đã quen tâm lý "sống chung với dịch", quy định 5K nới lỏng, nhiều địa phương dần bước qua đỉnh dịch, thích nghi với giai đoạn bình thường mới, các hoạt động kinh doanh dần trở lại, nhu cầu tìm kiếm bất động sản cho thuê tại Hà Nội dần tăng trở lại. |
Đáng chú ý, mức độ quan tâm văn phòng cho thuê cũng tăng 17%, trong khi trước đó gần như đi ngang. Tuy nhiên, phân khúc cửa hàng, kiot và nhà mặt phố có mức độ quan tâm tăng không đáng kể. Dù lượng tìm kiếm tăng không nhiều, nhưng đáng chú ý, lượng tin đăng cho thuê ki ốt, nhà mặt phố lại tăng khá mạnh. |
Căn nhà có mặt tiền thuộc nhóm to nhất phố Hàng Ngang, hơn 2 năm qua vẫn ròng rã treo biển tìm khách thuê. Với giá thuê 150 triệu đồng/tháng, trong 2 năm bỏ không, chủ nhà thất thu trên dưới 4 tỷ đồng. Trong thời gian tìm khách thuê, mặt bằng “hạng sang” này được trưng dụng làm nơi bán quần áo bình dân |
Thương hiệu lớn "âm thầm" tìm mặt bằng
Theo báo cáo của đơn vị nghiên cứu thị trường Savills, thời gian qua, những tên tuổi lớn trong và ngoài nước như Uniqlo, Muji, Thế Giới Di Động, Con Cưng… liên tục cho ra mắt điểm bán mới, quy mô hàng nghìn m2, cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Nhiều thương hiệu quốc tế cũng tái khởi động kế hoạch ra mắt tại Việt Nam sau thời gian dài phải trì hoãn vì dịch bệnh. Đây là yếu tố giúp phục hồi và vực dậy sức sống của thị trường cho thuê, trung tâm thương mại.
Còn theo tính toán của CBRE, trong năm 2022, giá thuê mặt bằng bán lẻ dự tính sẽ hồi phục 1,5 - 3,5%. Sang năm 2023, giá thuê dự tính sẽ tăng cao hơn cùng với các nguồn cung mới tại khu trung tâm.
Theo Tiền Phong
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.