Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Giá xăng dầu trong nước chiều nay giảm bao nhiêu?

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 21/03/2023 08:22 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay do lo ngại nhu cầu yếu. Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay (21/3), liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/3.
Bình luận 0

Thông tin dự trữ khí đốt ở châu Âu đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 trong bối cảnh nhu cầu thấp do thời tiết ôn hòa và đang bước vào mùa xuân, giá khí đốt đã giảm mạnh, qua đó cũng tạo áp lực khiến giá dầu hôm nay đi xuống.

Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Dầu thô giảm do lo ngại nhu cầu yếu 

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 21/3 (8h05 giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 67,618 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 73,568 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/3/2023, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2023 đứng ở mức 67,61 USD/thùng, giảm 0,21 USD trong phiên.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2023 đứng ở mức 73,57 USD/thùng, giảm 0,22 USD trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Giá xăng dầu trong nước chiều nay giảm bao nhiêu? - Ảnh 1.

Giá dầu hôm nay giảm chủ yếu do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Giá xăng dầu trong nước chiều nay giảm bao nhiêu? - Ảnh 2.

Giá dầu hôm nay giảm chủ yếu do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Giá xăng dầu trong nước chiều nay giảm bao nhiêu? - Ảnh 3.

Giá dầu hôm nay giảm chủ yếu do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Giá xăng dầu trong nước chiều nay giảm bao nhiêu? - Ảnh 4.

Giá dầu hôm nay giảm chủ yếu do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu hạ nhiệt

Giá dầu hôm nay giảm chủ yếu do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu hạ nhiệt khi mà các dữ liệu thống kê cho thấy dự trữ khí đốt ở châu Âu đang ở mức cao nhất từ tháng 7/2021. Nguồn cung khí đốt dồi dào được ghi nhận trong bối cảnh thời tiết ở châu Âu đang bước vào mùa xuân, khí hậu ôn hòa khiến nhu cầu năng lượng hạ nhiệt.

Giá dầu hôm nay giảm nhẹ còn do lo ngại khủng hoảng tài chính, ngân hàng vẫn đè nặng tâm lý nhà đầu tư, bất chấp nỗ lực trấn an từ các cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu.

Xu hướng nắm giữ các tài sản đảm bảo như vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ cũng tạo áp lực khiến giá dầu đi xuống.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu ngày 21/3 cũng được hỗ trợ bởi đồng USD mất giá mạnh nhờ kỳ vọng Fed sẽ sớm chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất và có thể giữ nguyên mức lãi suất trong cuộc họp chính sách diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/3.

Giá dầu châu Á giảm hơn 2 USD trong phiên chiều 20/3 xuống mức thấp nhất 15 tháng do lo ngại rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng toàn cầu có thể gây ra suy thoái kinh tế khiến nhu cầu nhiên liệu giảm.

Các nhà đầu tư cũng lo ngại trước khả năng Mỹ sẽ tăng lãi suất trong tuần này.

Tuần trước, giá dầu Brent đã giảm gần 12%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 12/2022 và giá dầu WTI cũng giảm 13% và là mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 4/2022.

Thị trường tập trung vào sự biến động hiện nay của ngành ngân hàng và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm nữa. Cuộc họp sắp tới của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là một chất xúc tác tiềm năng đối với triển vọng của thị trường. Rủi ro giảm giá hơn nữa làm tăng khả năng OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.

Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào ngày 22/3 bất chấp những bất ổn gần đây của ngành ngân hàng, theo các nhà kinh tế được thăm dò ý kiến.

Ngân hàng Goldman Sachs kỳ vọng giá dầu Brent trung bình là 94 USD/thùng trong 12 tháng tới và 97 USD/thùng trong nửa cuối năm 2024, giảm so với mức 100 USD/thùng kỳ vọng trước đó.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 13/3, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 13/3.

Theo đó, tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính thực hiện tăng trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 250 đồng/lít), xăng RON 95 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 200 đồng/lít); Dầu diesel giảm trích lập về mức 300 đồng/lít (kỳ trước 500 đồng/lít) còn hai loại là dầu hỏa thì giữ mức 300 đồng/lít (như kỳ trước) và dầu mazut ở mức 0 đồng/kg (như kỳ trước). Không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu (như kỳ trước).

Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Giá xăng dầu trong nước chiều nay giảm bao nhiêu? - Ảnh 5.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay (21/3), liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/3.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 21/3 như sau: Xăng E5 RON 92: không cao hơn 22.806 đồng/lít (tăng 385 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON 95-III 1.012 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 23.818 đồng/lít (tăng 493 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.502 đồng/lít (tăng 247 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 20.715 đồng/lít (tăng 241 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.279 đồng/kg (tăng 724 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 01/3/2023-13/3/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Dữ liệu về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc mang lại hy vọng về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ; việc Nga cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày trong tháng 3; nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng đẩy lãi suất điều hành lên cao hơn dự kiến để kiểm soát lạm phát…; các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 01/3/2023 và kỳ điều hành ngày 13/3/2023 là: 96.361 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 2,180 USD/thùng, tương đương tăng 2,31% so với kỳ trước); 100.253 USD/thùng xăng RON95 (tăng 2.324 USD/thùng, tương đương tăng 2,37% so với kỳ trước); 104,331 USD/thùng dầu hỏa (tăng 1.821 USD/thùng, tương đương tăng 1,78% so với kỳ trước); 103.145 USD/thùng dầu điêzen (tăng 3.195 USD/thùng, tương đương tăng 3,20% so với kỳ trước); 453,495 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 29,003 USD/tấn, tương đương tăng 6,83% so với kỳ trước).

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm bảo đảm biến động giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; tạo dư địa Quỹ BOG để điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới còn nhiều bất ổn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Trước đó, quan điểm nhất quán của Bộ Tài chính là cần sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP để giao thống nhất một đầu mối về Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành thực hiện nhiệm vụ về xác định giá và định mức chi phí, bao gồm các nhiệm vụ về tính toán các khoản định mức trong giá cơ sở; điều hành và giám sát việc thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu; Bộ Tài Chính chỉ thực hiện chức năng thanh, kiểm tra theo đúng quy định.

Trong bối cảnh giá dầu thô thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương yêu cầu đầu mối phân phối xăng dầu chia sẻ nguồn cung, điều chỉnh chiết khấu cho cửa hàng bán lẻ, tránh gây gián đoạn thị trường.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu đúng quy định, bám sát diễn biến giá thế giới. Trường hợp giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thời điểm điều hành giá xăng dầu phù hợp.

Một thông tin mới được Bộ Công Thương đưa ra là cơ quan này đã báo cáo cấp có thẩm quyền rà soát tính toán lại các mức chi phí, gồm chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam cũng như các loại thuế, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, các chi phí sẽ được tính đúng, tính đủ, hài hoà giữa các đầu mối và các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Công Thương yêu cầu các đầu mối xăng dầu triển khai ngay việc nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương giao từ đầu năm và lượng nhập khẩu giao bổ sung ngày 24/2/2023 để đảm bảo cung cấp cho thị trường. Việc này sẽ giúp bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Được biết, tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay (21/3), liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/3.

Dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 16/3 cho thấy giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore có xu hướng giảm so với kỳ điều hành trước. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 bình quân trên thị trường Singapore là 93,4 USD/thùng; còn giá xăng RON 95 là 97,7 USD/thùng.

Giá dầu hỏa và dầu diesel trong kỳ điều hành cũng có xu hướng đi xuống, có nhiều thời điểm mất mốc 100 USD/thùng.

Trao đổi với báo chí, doanh nghiệp xăng dầu dự báo giá xăng hôm nay (21/3) có thể giảm. Cụ thể, nếu cơ quan quan điều hành giữ nguyên các mức chi, trích Quỹ BOG xăng dầu, giá xăng E5 RON 92 có thể giảm 590 đồng/lít, giá xăng RON 95 có thể giảm 570 đồng/lít.

Với các mặt hành xăng dầu, vị này dự báo giá dầu hỏa có thể giảm tới 1.040 đồng/lít, dầu diesel có thể giảm 1.020 đồng/lít và dầu mazut có thể giảm 960 đồng/lít.

Tuy nhiên, nếu cơ quan điều hành trích lập hoặc không chi Quỹ BOG, giá xăng dầu có thể giảm nhẹ hơn.

Các doanh nghiệp phân phối xăng dầu lại đề xuất Chính phủ xem xét quay lại điều hành giá xăng dầu 15 ngày/lần do chu kỳ nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc, Hàn Quốc về Việt Nam cần khoảng 15-20 ngày.

Đồng thời nếu giá xăng dầu có biến động từ 5% trở lên, Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh sớm.

Doanh nghiệp xăng dầu cho rằng trước đây, chu kỳ điều chỉnh xăng dầu 15 ngày/lần tương đối ổn định thị trường. Tuy nhiên, khi rút còn 10 ngày/lần đã đứt gãy diễn ra cục bộ, đầu nối không đủ thời gian để vận hành hoạt động, dẫn đến đứt gãy phía dưới.

Trước và sau hai ngày của chu kỳ rất căng thẳng, xe xếp hàng dài lấy xăng, ai cũng muốn lấy được hàng nhanh nhưng không có để cung cấp.

"Sắp tới, chu kỳ hướng tới điều chỉnh 7 ngày/lần. Việc tiếp tục rút ngắn khiến tình trạng đứt gãy nghiêm trọng hơn, không thể nào lấy hàng đáp ứng nhu cầu thị trường", doanh nghiệp xăng dầu nhận định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem