Chủ nhật, 24/11/2024

Hậu Giang: Hết lũ, nông dân bắt hàng tấn cá ruộng, bán giá rẻ vẫn lời

17/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Thời điểm này, nhiều cánh đồng trong tỉnh Hậu Giang bà con nông dân tổ chức thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước thấp, cá chậm lớn, giá bán không cao làm giảm nguồn thu nhập của bà con.

Năng suất cá ruộng, giá bán cá ruộng đều giảm

Gắn bó với nghề nuôi cá ruộng gần 10 năm nay, nhưng chưa có vụ cá nào ông Nguyễn Văn Năm, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), lại thu nhập thấp như năm nay. 

Với 4ha thả nuôi cá ruộng mọi năm đều cho năng suất hơn 3 tấn cá nhưng năm nay thu hoạch hết chỉ khoảng 2 tấn. 

Cùng với đó, giá bán cá ruộng giảm hơn mọi năm gần 2.000 đồng/kg, trừ hết chi phí vụ cá ruộng năm nay gia đình ông chỉ thu nhập 15 triệu đồng, thấp hơn gần 10 triệu đồng so với năm rồi. 

Hậu Giang: Hết lũ, nông dânt bắt hàng tấn cá ruộng, bán giá rẻ vẫn lời - Ảnh 1.

Thu hoạch cá ruộng ở tỉnh Hậu Giang. Ảnh: T.TRÚC

Ông Năm cho biết: “Năm nay ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên giá cá ruộng cũng giảm hơn mọi năm. Như năm rồi cá chép còn được 15.000 đồng/kg, cá mè 10.000 đồng/kg, nhưng năm nay cá chép chỉ có 13.000 đồng/kg, cá mè còn 9.000 đồng/kg, khi vào thu hoạch rộ nhiều khả năng giá sẽ còn giảm mạnh. Bởi các thương lái cho hay năm nay ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên cá ruộng chủ yếu chỉ tiêu thụ nội địa, khó tiêu thụ ở các địa phương khác”.

Bên cạnh giá bán giảm thì năng suất cá ruộng năm nay cũng thấp nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do tác động của dịch bệnh, bà con đã chủ động giảm bớt từ 20-30% lượng cá giống khi thả nuôi. 

Bên cạnh đó nước về trễ, cá lên ruộng muộn hơn gần 1 tháng so với năm rồi. Thời gian thả nuôi ngắn nên trọng lượng cá trung bình vụ này chỉ từ 500-800 gram/con, năng suất bình quân chỉ đạt 600kg/ha. 

Anh Nông Huỳnh Đức, ở thị trấn Cây Dương, cho biết: “Gia đình nuôi khoảng 1ha cá ruộng, mọi năm trung bình thả khoảng 30kg cá giống nhưng năm nay chỉ thả 20kg nên từ đó sản lượng cá năm nay cũng thấp hơn mọi năm”.

Năm nay huyện Phụng Hiệp thả nuôi được 3.250ha cá ruộng, vượt 50ha so với kế hoạch đề ra. Hiện nay, bà con ở các địa phương trong huyện đã thu hoạch được gần 100ha. 

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Giá cá năm nay thấp phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Còn năng suất cá giảm là do người dân chủ động giảm lượng cá giống thả nuôi và con nước về muộn. 

Thông thường vụ cá ruộng hàng năm có thời gian thả nuôi khoảng 4 tháng. Nhưng năm nay nước về muộn nên thời gian nuôi bị rút ngắn lại chỉ khoảng 3 tháng, bà con phải ương cá trong mùng lưới gần một tháng mới cho lên đồng nên trọng lượng bình quân của con cá ruộng năm nay giảm.

Cá ruộng dễ nuôi, chi phí thấp

Mặc dù thu nhập của người dân nuôi cá ruộng bị giảm, nhưng nhiều nông dân trong tỉnh vẫn chuộng sản xuất mô hình 2 lúa 1 cá thay vì làm 3 vụ lúa trong năm. 

Anh Nông Huỳnh Đức cho biết thêm: “Thu nhập từ con cá ruộng mấy năm nay đều giảm hơn so với trước đây, nhưng bà con vẫn chuộng hơn sản xuất lúa Thu đông. Bởi nuôi cá ruộng mùa nước nổi có chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận tương đương đến cao hơn sản xuất lúa nhưng ít chịu tác động của thiên nhiên. 

Thu hoạch cá ruộng xong là gieo sạ vụ Đông xuân nên tiền bán cá ruộng cũng hỗ trợ phần nào cho việc thuê cơ giới trục đất, vệ sinh đồng ruộng và mua lúa giống cho vụ Đông xuân”.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, nhờ ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp và lợi nhuận đạt khá mà trong vài năm gần đây nuôi cá ruộng trở thành mô hình được nhiều hộ dân lựa chọn để thay thế sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả. 

Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang cho biết đã xây dựng nhiều mô hình nuôi cá ruộng theo hướng nâng cao giá trị tại các địa phương có điều kiện phát triển hình thức này, trong đó tập trung các đối tượng nuôi như cá rô đồng, cá lóc đồng, trê vàng…

Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, ngoài hiệu quả kinh tế, việc nuôi cá trên ruộng còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất. 

Các loại cá còn ăn rong rêu, vệ sinh đồng ruộng, hạn chế được các loại cỏ dại trong mùa nước nổi, giảm chi phí đầu tư cho vụ lúa tiếp theo. Trung bình, người nông dân nuôi cá trên ruộng có thể tiết kiệm được trên 1 triệu đồng/ha tiền làm đất hay diệt các loại cỏ dại trong mùa nước.

Ông Trần Văn Xại, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Canh tác gần 10 công lúa nhưng năm nào gia đình cũng thả cá ruộng. Bởi sau 2 vụ lúa Đông xuân và Hè thu cần một thời gian để đất nghỉ và diệt các mầm bệnh trong quá trình sản xuất lúa nhằm giúp cho vụ Đông xuân tiếp theo đạt hiệu quả”.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: Nuôi cá ruộng mùa nước nổi ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn góp phần cải tạo đất. 

Bởi trong quá trình nuôi cá tìm mồi sẽ làm cho đất tơi xốp hơn và thải lại trong đất một lượng phân nhất định. Đến khi sản xuất vụ Đông xuân bà con sẽ hạn chế một lượng phân khá lớn, từ đó cũng giảm được chi phí trong quá trình sản xuất. Chính từ những lợi ích đó mà hàng năm huyện Phụng Hiệp đều duy trì diện tích nuôi cá ruộng khá lớn. 


Năng suất cá ruộng và giá bán cá ruộng thấp nên thu nhập của cá ruộng ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) năm nay chỉ đạt lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng/ha, thấp hơn 2 triệu đồng/ha so với năm rồi. Tuy nhiên, xét tổng thể, đây vẫn là mô hình sản xuất mang lại lợi ích được nhiều nông hộ áp dụng vì phù hợp với tự nhiên.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.