Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam có tính bất thường, bất động sản sàng lọc doanh nghiệp yếu

PVKT Thứ năm, ngày 22/12/2022 11:02 AM (GMT+7)
Sáng nay 22/12, tại Tọa đàm kinh tế 2023 với chủ đề: "Kinh tế Việt Nam trước thách thức suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu" do Báo NTNN/điện tử Dân Việt tổ chức các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã đưa ra những đánh giá, phương án khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế.
Bình luận 0

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia Kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam năm 2022, kinh tế Việt Nam có điếm sáng, điểm tối, khó khăn nhất là thị trường tài chính tiền tệ và chứng khoán thì quá khó khăn như các chuyên gia đã nói và cả báo chí nêu. 

Hiện nay, điểm sáng nhất là du lịch nội địa bùng nổ, con số vừa được công bố là du lịch nội địa, khách nội địa tăng vọt lên 101 triệu lượt khách, tăng 20% so với đỉnh cao 2019. 

PGS.TS Trần Đình Thiên: Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam có tính bất thường - Ảnh 1.

PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia Kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh Phạm Hưng

Tuy nhiên, với Việt Nam, thị trường chứng khoán có tính bất thường, đang phát triển lại bổ nhào và đứng ở đáy. Đây là vấn đề của Việt Nam, căn cốt của nền kinh tế không vững mạnh. Việt Nam đang là ngôi sao sáng chói với ngân sách tăng lớn, bội thu ngân sách cao và chưa bao giờ như vậy. 

Thách thức lớn là thị trường xăng dầu hỗn loạn và cách điều hành đang có nhiều vấn đề. Điều này đặt ra vấn đề quản trị trong năm 2023. 

Ngoài chứng khoán thì vấn đề về bất động sản trong năm 2022 cũng rất đáng chú ý.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy Hoạch Đô Thị Việt Nam cho rằng, quan điểm phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Đảng đã đưa ra hàng loạt Nghị quyết bao trùm và mang tính bản lề, cốt lõi cho nền kinh tế. Năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 06/NQQ-TW về đô thị. Trước đây vấn đề đô thị chúng ta chỉ đưa ra vài ba câu. 

Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam có tính bất thường, bất động sản sàng lọc doanh nghiệp yếu - Ảnh 2.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy Hoạch Đô Thị Việt Nam. Ảnh Phạm Hưng

Tuy nhiên, tại Nghị quyết 06, chúng ta đã đưa vấn đề phát triển đô thị vào Nghị quyết với 12 trang tầm nhìn đến 2035 và 2040. Phải nói là Bộ Chính trị đã mở rộng tư duy phát coi phát triển đô thị, các quốc gia muốn đô thị phát triển thì mới phát triển được. 

Đô thị không phát triển thì đất nước không thể phát triển được. Đối với thị trường bất động sản, dự báo sẽ còn khó khăn, nhưng không bi quan quá. Có nhiều đánh giá, về thị trường bất động sản là chưa ấm, nhưng vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp đã nới ra dần và doanh nghiệp đã dễ thở hơn.

Trong khi đó KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng: "Về lĩnh vực bất động sản, năm 2023 sẽ có nhiều điểm sáng. Lý do là chúng ta đã bắt đầu sàng lọc thị trường để làm lành mạnh thị trường, khi sàng lọc hết những doanh nghiệp yếu sẽ còn lại những Tập đoàn bất động sản có tiềm lực vẫn ổn định bền vững". 

Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam có tính bất thường, bất động sản sàng lọc doanh nghiệp yếu - Ảnh 3.

KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ảnh Phạm Hưng.

"Các doanh nghiệp yếu không có nguồn lực khi có vấn đề thì kéo theo thị trường đi xuống. Do đó, khi sàng lọc, các doanh nghiệp chân chính có nguồn lực đảm bảo bất động sản sẽ phát triển", KTS Tùng đánh giá. 

Ngoài ra, KTS Tùng cho rằng, về Nghị quyết của Đảng, cần chú trọng vào Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị đưa ra Nghị quyết về lĩnh vực này nhằm chấn chỉnh những việc quản lý quy hoạch. Theo KTS Tùng, cũng cần bổ sung kinh tế xanh vào điểm sáng, vì kinh tế xanh, tuần hoàn cần phải nhân rộng mô hình để phát triển, đây là xu hướng phát triển của tương lai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem