Ngày hội nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, ẩm thực đa dạng, phong phú của An Giang và nét đẹp văn hóa truyền thống của 4 dân tộc Kinh - Khmer - Chăm - Hoa sinh sống tại An Giang; đồng thời giới thiệu, khẳng định thương hiệu đặc biệt hương vị “Mắm Châu Đốc” của vùng sông nước miền Tây đến với du khách trong và ngoài nước. Theo đó, từ ngày 20 đến 24/4, tại TP. Châu Đốc, sẽ diễn ra “Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022”.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, “Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022” do UBND tỉnh chỉ đạo và điều hành thực hiện. Các cơ quan tổ chức thực hiện ngày hội, gồm: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh và UBND TP. Châu Đốc. Sự kiện diễn ra tại Quảng trường phường Châu Phú A và các tuyến đường: Thủ Khoa Nghĩa - Chi Lăng - Bạch Đằng (phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc).
Tham gia ngày hội có các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, cơ sở sản xuất, làng nghề trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD) mắm, khô trong và ngoài tỉnh, ưu tiên cho các DN, cơ sở có sản phẩm mắm cá, khô cá đã áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về mắm cá, khô cá. Các cơ sở ẩm thực, các công ty du lịch, nhà hàng - khách sạn.
Quy mô 150-180 gian hàng, chia làm 3 khu vực, gồm: Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc sản An Giang; khu triển lãm các tỉnh, thành phố; khu không gian văn hóa ẩm thực và giao lưu văn hóa cộng đồng. Sản phẩm tham gia ngày hội tập trung các nhóm sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, đặc trưng và nhiều sản phẩm tiềm năng khác (thực phẩm - ẩm thực, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, nội thất - trang trí - lưu niệm và dịch vụ du lịch nông thôn…) của tỉnh An Giang và các tỉnh, thành phố.
Lễ khai mạc diễn ra lúc 18 giờ, ngày 20/4, tại sân khấu chính của ngày hội (quảng trường phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc). Tại ngày hội sẽ có chương trình giao lưu và biểu diễn văn nghệ, văn hóa cộng đồng (từ 19-21 giờ hàng đêm); các hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn cộng đồng hàng ngày. Đặc biệt, có trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, sản phẩm du lịch của địa phương; các tiểu cảnh phục vụ du khách tham quan, “check-in”; triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh; hoạt động giao thương, kết nối DN; ký kết biên bản hợp tác hỗ trợ DN giữa các địa phương.
Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho biết: “Địa phương sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị tham gia thực hiện thiết kế, trang trí gian hàng ấn tượng, thu hút khách đến tham quan và mua sắm. Hỗ trợ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh tuyên truyền, vận động các DN, cơ sở SXKD trên địa bàn tham gia trưng bày triển lãm những sản phẩm có độ phủ trên thị trường tại gian triển lãm chung của tỉnh; đảm bảo chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm tại ngày hội. Vận động các DN ẩm thực trên địa bàn tham gia chế biến các món ăn địa phương từ mắm tại khu “Không gian văn hóa ẩm thực An Giang và các tỉnh”. Bố trí bãi đỗ xe, phân luồng giao thông đảm bảo tốt trật tự giao thông trên địa bàn thành phố; đảm bảo mạng lưới điện khu vực diễn ra ngày hội; chỉnh trang đô thị sạch đẹp, bố trí nhà vệ sinh di động khu vực ẩm thực, đảm bảo vệ sinh môi trường suốt thời gian diễn ra sự kiện; quản lý giá dịch vụ lưu trú, ăn uống, giữ xe…”.
Theo ông Trần Anh Thư, thông qua “Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022” nhằm tạo điều kiện giúp DN khôi phục sản xuất tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh doanh sau khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm, thương hiệu, nhất là các sản phẩm của tỉnh An Giang đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Giới thiệu hình ảnh, sản phẩm đặc trưng, giá trị văn hóa truyền thống ẩm thực, món ăn dân gian của tỉnh An Giang và các tỉnh, thành phố với khách du lịch; tạo cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu trên lĩnh vực thương mại - du lịch và đầu tư.
Tăng cường mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các địa phương trong tỉnh An Giang nói riêng, giữa tỉnh An Giang với các tỉnh, thành phố nói chung. Qua đó, hỗ trợ các địa phương và DN quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng, người tiêu dùng, từng bước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại - đầu tư và du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.