Nhà đầu tư F0 yên tâm chơi chứng khoán nhờ ứng dụng công nghệ này

Thứ sáu, ngày 08/07/2022 09:55 AM (GMT+7)
Tháng 9/2021, Vũ Minh Thanh (28 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được bạn bè rủ đầu tư chứng khoán. Sau khi cân nhắc và nhận thấy có thể kiếm được tiền, Thanh quyết định tham gia thị trường với số vốn ban đầu khoảng hơn 50 triệu đồng.
Bình luận 0

Khi mới chơi, Thanh chưa có nhiều kiến thức và phải dành thời gian cho công việc nên chỉ đầu tư vào nhóm ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, F0 chứng khoán này cũng mày mò tham gia vào các hội nhóm phím hàng trên mạng xã hội, tham khảo từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân để có thêm nguồn tin.

Trên App 24HMoney - trang thông tin chuyên sâu về thị trường - tài chính - chứng khoán, đã thu hút được sự tham gia của nhiều chuyên gia ở mọi lĩnh vực kinh tế. Họ thường xuyên chia sẻ thông tin, cung cấp kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực tài chính ngân hàng, đầu tư chứng khoán, kỹ năng làm giàu, đầu tư bất động sản… giúp anh Thanh như có người “chống lưng” trước các quyết định đầu tư.

Với thông tin đầy đủ trên 24HMoney, Thanh đã có quyết định đầu tư đúng đắn, bắt đáy tốt thị trường trước “biến cố” của đại dịch Covid-19.  Anh đã có trải nghiệm thực sự hiệu quả từ kênh đầu tư mới mà App 24HMoney đem lại.

img

Thời gian đầu, dù chỉ số thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhưng Thanh lãi rất ít do không nắm bắt được xu hướng thị trường chung nên thường xuyên mua vào bán ra, thành ra "mất hàng ngon mà ăn được có mấy trăm nghìn đồng".

Cùng thời điểm, nhiều nguồn tin nhận định sóng cổ phiếu bất động sản còn nhiều dư địa tăng trưởng, cộng với đà tâm lý của "người chiến thắng", Thanh quyết định rút toàn bộ khoản tiết kiệm để nạp vào tài khoản chứng khoán.

Con số đầu tư lúc này lên tới 63 triệu đồng, tương đương 60% khoản tiền tiết kiệm được trong 2 năm đi làm của Thanh. Số tiền còn lại bạn trẻ phân bổ sang các kênh đầu tư khác từ rủi ro cao như tiền mã hóa đến an toàn như vàng, gửi ngân hàng.

Dù rất ham nhưng Thanh tuyệt đối không vay tiền bố mẹ, người thân, bạn bè để rót thêm vào chứng khoán.

"Nguồn tiền đầu tư đều tự bản thân mình làm ra, mình không vay để tránh những rủi ro nhạy cảm như tranh chấp hay mất lòng nhau sau này, nếu có biến cố gì xảy ra", anh Thanh chia sẻ.

Hiện tại, danh mục của bạn trẻ sinh năm 1995 đầu tư 80% vào cổ phiếu bất động sản và 20% vào cổ phiếu ngân hàng. Lý do Thanh vẫn giữ cổ phiếu ngân hàng không còn là vì tăng trưởng ổn định nữa, mà là chưa có lãi, "chứ cũng muốn thoát hàng lắm rồi".

Còn đối với cổ phiếu bất động sản, do tình cờ ăn theo sóng vào cuối năm 2021 khiến cổ phiếu nhóm ngành này tăng bằng lần nên với số tiền mới nạp thêm, Thanh đều đổ vào cổ đất.

"Mình nghe phân tích trên mạng về tình hình vĩ mô nên cũng tự tin vào xu hướng của ngành bất động sản trong năm nay", Thanh nói.

Càng ở lâu trong thị trường, Thanh phải thừa nhận việc sinh lời từ đầu tư thực tế không dễ, nhất là việc kiểm soát hành vi và tâm lý khi số tiền đầu tư lớn đối với cá nhân.

Khi cổ phiếu có lãi, nếu cảm thấy giá không lên được nữa hoặc để hạn chế rủi ro Thanh sẽ chốt non. F0 này nhận thấy giá mình bán ra luôn chỉ bằng khoảng 80% so với mục tiêu giá ban đầu đề ra.

"Gồng lãi khó hơn gồng lỗ, lúc cổ phiếu lãi to thì mình cứ nơm nớp lo sợ nó sập. Nhiều lúc táy máy suýt nữa thì bán mất hàng", Thanh chia sẻ.

Sau phiên giao dịch ngày 12/1/2022, cổ phiếu bất động sản đã nằm sàn la liệt sau chuỗi ngày tăng nóng không đến từ kết quả kinh doanh nổi bật của doanh nghiệp mà đến từ hiệu ứng “ảo tưởng” vào giá đất tại Thủ Thiêm mà Tân Hoàng Minh đã bỏ thầu lên đến 24.500 tỷ đồng...

Và cũng sau "tuần trăng mật" với cổ phiếu bất động sản, sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc và ông Trịnh Văn Quyết bán "chui" cổ phiếu FLC khiến Thanh đang từ lãi thành lỗ nặng. Có thời điểm, tài khoản của F0 này âm tới 30%. Số tiền mất đi là lớn so với khoản tiết kiệm được và ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như chất lượng công việc của Thanh.

Giai đoạn cổ đất liên tục lao dốc mà vẫn còn giữ hàng, Thanh lo lắng mỗi khi thị trường bắt đầu vào phiên để rồi thất vọng. Đầu tư lỗ thì tâm lý sốt ruột, đâm ra muốn "về bờ" càng sớm càng tốt để thoát hàng, đầu tư mã khác. Nhưng lúc bán ra rồi thì mã đó bứt tốc, tăng mạnh, thế là nhà đầu tư chỉ biết nuối tiếc.

Về việc tìm hiểu để tham gia thị trường chứng khoán, Thanh đánh giá khá dễ dàng, nhưng là với kiến thức cơ bản, còn kiến thức chuyên sâu hay kinh nghiệm đầu tư thì khó hơn. Khó nhất vẫn là luyện tâm lý đầu tư.

"Tìm hiểu cũng chỉ có giới hạn và nhiều hạn chế nếu không trực tiếp mắc sai lầm và thực chiến. Mình sai thì mới biết như thế nào là đúng. Sau mỗi bài học, tôi lại rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh dần", Thanh nói.

Anh Thanh cho biết mình rất ưng ý với tính năng cảnh báo giá của 24HMoney. Anh có 1 ‘list’ cổ phiếu trong tầm ngắm và các cổ phiếu hiện đang đầu tư, tất cả đều được cho vào danh sách theo dõi. Mọi thông tin, động thái của doanh nghiệp đều được cập nhật rất sớm tại app từ ngày có ‘cánh tay’ đắc lực này.

img

Thanh rút ra bài học đầu tư từ chính bản thân mình: Muốn thành công, bạn cần dựa vào kiến thức của chính mình.

Nếu bạn thực sự muốn làm giàu thì việc tìm hiểu, nắm chắc thông tin là điều không thể thiếu. Hãy thử trải nghiệm với dòng thông tin chuyên biệt về tài chính, chứng khoán, bất động sản với 24HMoney.

24HMoney là App mạng xã hội cập nhật thông tin tài chính, chứng khoán, bất động sản liên tục được cập nhật 24/7 với các bài viết chuyên sâu từ các chuyên gia kinh tế uy tín. 

Với giao diện thân thiện và nhiều tiện ích đi kèm, 24HMoney sẽ là người đồng hành đáng tin cậy trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính.

Ra mắt công chúng từ 7/2019, hiện App 24hmoney đã có hơn 750.000 lượt cài đặt và sử dụng hằng ngày. Đánh giá trên Google Play được 4.6 sao, App Store được 4.7 sao.

Nhanh tay tải ngay 24Hmoney: TẠI ĐÂY.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem