4 giải pháp giúp Vành đai 3 TP.HCM sớm hoàn thành

Chinh Hoàng Thứ hai, ngày 11/04/2022 12:11 PM (GMT+7)
TP.HCM đưa ra 4 giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án Vành đai 3 gồm: Chỉ định thầu, đấu giá quỹ đất hai bên đường, chia làm 8 dự án thành phần và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Bình luận 0
Những giải pháp nào giúp Vành đai 3 TP.HCM sớm hoàn thành? - Ảnh 1.

Dự án vành đai 3 đang được đẩy nhanh tiến độ sau hơn 10 năm. Ảnh: L.S

Về cơ chế chỉ định thầu, các địa phương kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu: Tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, bồi thường, xây lắp để thực hiện dự án.

Để có nguồn lực đầu tư dự án, các địa phương đề xuất rà soát, thu hồi quỹ đất dọc vành đai để đấu giá. Thống kê sơ bộ, TP.HCM có khoảng 514ha đất nông nghiệp do Nhà nước trực tiếp quản lý có thể bán đấu giá thu hồi khoảng 26.985 tỷ đồng.

Những giải pháp nào giúp Vành đai 3 TP.HCM sớm hoàn thành? - Ảnh 2.

Có 4 có cơ chế đặc thù để thực hiện bồi thường đường Vành đai 3. Ảnh: L.SCó 4 giải pháp giúp đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án Vành đai 3 TP.HCM gồm: Chỉ định thầu, đấu giá quỹ đất hai bên đường, chia làm 8 dự án thành phần và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Ảnh: L.S

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 214ha có thể khai thác với giá trị có thể thu về sau khi đấu giá khoảng 4.332 tỷ đồng. Nguồn quỹ đất ở Bình Dương và Long An cũng đang được rà soát. Như vậy, nếu khai thác tốt quỹ đất dọc Vành đai 3, các địa phương sẽ không thiếu tiền làm dự án.

Về tổ chức thực hiện dự án Vành đai 3, các địa phương đề xuất phân chia dự án thành 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện 2 dự án gồm: Xây dựng đường giao thông và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngoài ra, các địa phương kiến nghị Quốc hội cho phép thực hiện cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để thực hiện dự án.

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM - cho rằng, với dự án lớn, khối lượng giải phóng mặt bằng, thi công lớn trải dài qua các địa phương nên việc đề xuất áp dụng cơ chế chỉ định thầu là cần thiết để đẩy nhanh tiến độ.

"Cơ sở của đề xuất này là mới đây Quốc hội thông qua Nghị quyết 43, cho phép các dự án quan trọng, quy mô lớn, cấp bách liên quan hạ tầng giao thông, y tế được xem xét, quyết định chỉ định thầu trong năm 2022 và 2023", ông Phúc nói.

Dự án Vành đai 3 đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An với tổng chiều dài hơn 90km. Sau 11 năm quy hoạch, dự án mới có 15km đi qua Bình Dương hoàn thành đưa vào khai thác.

Sau nhiều chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các địa phương và bộ ngành liên quan đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi Vành đai 3, chuẩn bị trình dự án lên Quốc hội vào tháng 5 tới. Trong đó, các địa phương đề xuất một số cơ chế để Vành đai 3 hoàn thành trong 4 năm tới.

Tổng mức đầu tư dự án Vành đai 3 giai đoạn một dự kiến 75.300 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương dự kiến bố trí gần 40.000 tỷ đồng để hỗ trợ 50% vốn đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai; 75% đoạn qua Long An.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem