Nỗi sợ thất nghiệp của các nhân viên ngành công nghệ

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 07/03/2023 06:20 AM (GMT+7)
Chris Williams là cựu Phó Giám đốc Nhân sự của Microsoft và cũng là một podcaster. Trong cuộc phỏng vấn mới nhất, Microsoft, giống như nhiều công ty công nghệ khác, gần đây đã công bố kế hoạch sa thải 5% nhân viên. Dưới đây là một số điều mà các nhân viên, cũng như ứng viên làm việc trong ngành công nghệ cần lưu ý.
Bình luận 0

Thực tế hậu COVID-19

Tận dụng việc giãn cách xã hội, nhu cầu mua sắm trực tuyến các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ công nghệ đã tăng trưởng nhanh chóng mặt trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, nhiều công ty đã buộc phải tuyển dụng nhân sự ồ ạt để đáp ứng nhu cầu này. Nhưng khi thế giới trở lại gần như bình thường sau hậu Covid-19, việc tuyển dụng quá nhiều nhân công của các công ty công nghệ vào lúc đó dường như đang trở nên thừa thãi ở hiện tại. Khi internet không còn là cách duy nhất để con người duy trì các mối quan hệ, các công ty này đang phải đối mặt với vấn đề thừa nhân công mà chính họ tạo ra.

Tình hình kinh tế và khả năng suy thoái

Bên cạnh vấn đề bảo đảm việc làm và đãi ngộ cho nhân viên, các công ty công nghệ còn phải đối mặt với một tương lai u ám khi nền kinh tế thế giới có khả năng suy thoái cao. Giám đốc điều hành Coinbase - Brian Armstrong - là một trong những người lên tiếng sớm nhất về vấn đề này, theo sau đó là Elon Musk, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos và nhiều người có sức ảnh hưởng khác.

Suy thoái kinh tế sẽ khiến cho mức chi tiêu của người tiêu dùng thấp hơn và quan trọng nhất đối với nhiều công ty công nghệ, chi tiêu quảng cáo cũng sẽ thấp hơn. Trong báo cáo thu nhập quý III/2022, Meta đã nói rằng, họ dự kiến doanh thu quảng cáo trong quý đầu tiên của năm 2023 sẽ thấp hơn so với cùng kỳ trước đây.

Với tương lai u ám đang được dự đoán trước, các công ty công nghệ cần kiểm soát chi tiêu của mình để đảm bảo họ vượt qua giai đoạn đầy biến động một cách an toàn và sa thải để đảm bảo một nguồn nhân lực vừa đủ là một trong các biện pháp.

Chris Williams là Cựu Phó Giám đốc Nhân sự của Microsoft và đã từng bị sa thải. Ông khẳng định, nhiều người đang xem tin tức về việc sa thải nhân viên ở các công ty công nghệ đa lĩnh hạng mục kinh doanh, và tự hỏi về nguy cơ bị sa thải của chính họ. Mỗi ngành, công ty, thậm chí bộ phận đều có rủi ro khác nhau, nhưng một số ngành nghề thuộc một số bộ phận đặc thù dễ bị tổn thương hơn những lĩnh vực khác.

Chris Williams đã làm việc ở Microsoft gần 8 năm. Ảnh: @Chris Williams.

Chris Williams đã làm việc ở Microsoft gần 8 năm. Ảnh: @Chris Williams.

Dưới đây là một số nguyên tắc chung đại khái theo thứ tự rủi ro bị sa thải từ mức thấp nhất đến cao nhất.

An toàn số 1: Nhân viên kiếm tiền, kinh doanh

Nguyên tắc cơ bản là công việc này của bạn đó là, bạn càng gần với các hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty thì nguy cơ bị sa thải của bạn càng thấp. Nếu bạn là một phần thiết yếu trong việc xây dựng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty của mình, thì rủi ro sa thải của bạn là thấp. Khi rút lui vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, các công ty chuyển sang sản phẩm chất lượng để kiếm tiền.

Nếu bạn là nhân viên thiết yếu của một trong những sản phẩm đó, tỷ lệ mất việc của bạn mới ngang bằng với rủi ro thất bại của toàn bộ công ty.

An toàn số 2: Nhân viên HR hoặc tài chính

Mọi người thường nghĩ đến các dịch vụ dành cho nhân viên như tài chính, cơ sở vật chất hoặc nguồn nhân lực khi họ nghĩ đến các lĩnh vực có rủi ro sa thải cao. Nhưng thực tế thì những lĩnh vực đó hoạt động khá trơn tru ở hầu hết các công ty, ngay cả khi trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nhất.

Thực tế, các nhóm bộ phận này thường có ít phần thừa nhân sự để cắt bởi phần lớn cơ cấu có tính ổn định cao. Ngoài ra, nhân sự và bộ phận tài chính rất cần thiết trong quá trình sa thải. Như vậy, những khu vực này hiếm khi là nguồn cắt giảm lớn trong hầu hết các đợt sa thải nhân viên.

Và dưới đây là 3 nhân viên có nguy cơ bị sa thải cao nhất.

Rủi ro thứ 3: Tổ chức sự kiện hoặc phúc lợi cho nhân viên

Nhóm ngành nghề này có tính rủi ro hơn, vì khi xảy ra khủng hoảng thì nó được xem các hoạt động được coi là xa xỉ, liên quan đến vận hành lợi ích hào phóng và đặc quyền của nhân viên, v.v.

Ví dụ, nếu bạn là người chuyên tham gia lập kế hoạch cho các sự kiện, thì đó là một trong những điều đầu tiên mà các công ty muốn cắt giảm khi kinh phí eo hẹp. Những người tham gia cung cấp các dịch vụ như vậy có nguy cơ cao bị sa thải cao.

Nhóm ngành nghề có rủi ro sa thải cao nhất đó là nhân viên hợp đồng thời vụ. Ảnh: @AFP.

Nhóm ngành nghề có rủi ro sa thải cao nhất đó là nhân viên hợp đồng thời vụ. Ảnh: @AFP.

Rủi ro thứ 2: Nhân viên sáng kiến mới

Một lĩnh vực khác mà bạn nên quan tâm là nhóm những nhân viên chuyên về sáng kiến mới. Nếu đó là khi thời điểm thuận lợi, công ty sẽ dùng các nhân sự này để quyết định khám phá các ngành kinh doanh mới hoặc mở rộng sang các lãnh thổ mới, nhưng khi xảy ra khủng hoảng và cần thu hẹp quy mô thì đây là nhóm ngành rất dễ mong manh trước làn sóng sa thải.

Trừ khi công ty đang nỗ lực phối hợp để xoay trục hoàn toàn sang những lĩnh vực mới này, nếu không thì những loại sáng kiến mới này thường là những sáng kiến đầu tiên bị cắt giảm khi khủng hoản xảy ra.

Nhóm nhân viên số 1 có nguy cơ cao nhất: Công nhân/ nhân viên hợp đồng thời vụ

Nhóm ngành nghề có rủi ro sa thải cao nhất đó là nhân viên hợp đồng thời vụ. Một trong những lý do chính khiến các công ty sử dụng lao động hợp đồng chính thức hoặc thời vụ là bởi vì điều này. Họ muốn duy trì sự linh hoạt trong trường hợp suy thoái có xảy ra. Như vậy, nhân viên hợp đồng thời vụ thường là người đầu tiên ra đi khi tình thế công ty có thay đổi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem