Thứ năm, 28/03/2024

Nông sản ĐBSCL tìm kiếm đầu ra bền vững

P.N

15/06/2022 2:55 PM (GMT+7)

Hơn ai hết, chính những người tạo ra và "làm chủ" nông sản cần được hỗ trợ để tiếp cận trực tiếp người dùng thông qua nền tảng số, từ đó đẩy mạnh lượng tiêu thụ

Là vùng sản xuất nông sản lớn nhất nước nhưng theo các chuyên gia, ĐBSCL đang đứng trước những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam từng nhận định nút thắt của ĐBSCL là tiêu thụ hàng hóa chứ không thiếu hàng hóa. Ngoài ra, hạn chế về kiến thức công nghệ cũng khiến người nông dân gặp nhiều trở ngại khi tham gia mô hình kinh doanh trực tuyến - một phần trong sáng kiến chuyển đổi số kinh tế nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ nhằm tìm kiếm đầu ra bền vững cho sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương.

Tăng năng lực thị trường nhờ chuyển đổi số

Theo Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), ĐBSCL hiện là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất nước; riêng sản lượng trái cây chiếm đến gần 70% sản lượng cả nước.

Nông sản ĐBSCL tìm kiếm đầu ra bền vững - Ảnh 1.

Tìm đầu ra ổn định cho nông sản là bài toán cố hữu của người nông dân

Tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản vùng còn gặp nhiều khó khăn, như trái cây vào vụ không tìm được đầu ra, ùn ứ phải kêu gọi "giải cứu". Trước thách thức đó, việc tìm kênh tiêu thụ mới cho sản phẩm nông sản, nhất là mặt hàng có tính mùa vụ như trái cây, trở nên cấp thiết. Theo đó, việc đưa sản phẩm lên nền tảng số là giải pháp trọng tâm và lâu dài cho bài toán tiêu thụ nông sản Việt. Hơn ai hết, chính những người trực tiếp tạo ra nông sản và những kênh thu mua chủ lực của người nông dân - các Hợp tác xã (HTX) cần được tiếp cận kiến thức chuyển đổi số.

"Việc tiếp cận với kiến thức chuyển đổi số giúp người nông dân làm chủ thị trường, làm chủ công nghệ để từng bước đưa nông sản đặc trưng của khu vực lên nền tảng số" - ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá.

Giải pháp này không chỉ giúp người nông dân tăng năng lực tiếp cận thị trường mà còn đa dạng thêm sự lựa chọn cho người dùng. Ông Vũ Quang Phong - Tổng Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Liên minh HTX Việt Nam - cho biết: "Tham gia số hóa mở ra hướng đi mới để nông sản tươi ngon, chất lượng có cơ hội kết nối với kênh tiêu thụ ổn định, đáp ứng sức mua trên cả nước."

Thách thức cho nông dân ít thạo công nghệ

Chuyển đổi số vừa là cơ hội nhưng cũng là "thách thức" với một bộ phận lớn nông dân khu vực ĐBSCL - những người vốn ít tiếp cận với công nghệ và thiếu kiến thức về chuyển đổi số. "Trong mô hình chuỗi giá trị nông sản, các HTX, nhà vườn chưa thạo kiến thức thị trường lẫn tiêu dùng mà thường tập trung ở giai đoạn đầu là canh tác và sản xuất. Do đó, hoạt động tập huấn tiếp thị và bán hàng trên nền tảng số sẽ là phương cách để kết nối người dùng và nông dân một cách hiệu quả nhất" - bà Lê Thị Thanh Hồng - Giám đốc Phát triển và Chiến lược của GrabMart, nhận định.

Tại chương trình tập huấn chuyển đổi số cho HTX và nông dân ĐBSCL Do Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Agrotrade – thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC-VCA – thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và Grab Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Cần Thơ tổ chức, đại diện các HTX cũng đã phản ánh những khó khăn riêng.

Nông sản ĐBSCL tìm kiếm đầu ra bền vững - Ảnh 2.

Ông Phạm Văn Lơ, HTX Nhãn Nhơn Nghĩa (Cần Thơ) cho biết người nông dân vốn cũng muốn đưa sản phẩm lên các nền tảng công nghệ nhưng cần được hướng dẫn và hỗ trợ mới có thể từ từ học hỏi và bán hàng.

Nói về khó khăn khi phân phối sản phẩm, ông Nguyễn Sơn Hà, HTX Long Tuyền (Cần Thơ) chia sẻ: "Trước giờ HTX chỉ tập trung phân phối cho các kênh sỉ, nay muốn tìm thêm những kênh phân phối trực tiếp sản phẩm từ vườn đến tay người dùng nhưng khâu giao hàng, cập nhật công nghệ… còn nhiều bất cập."

Để việc chuyển đổi số đạt nhiều kết quả, việc hợp tác giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp là cần thiết. Chương trình tập huấn chuyển đổi số cho hơn 100 HTX và nông dân ĐBSCL được tổ chức tại Cần Thơ vừa qua là một phần quan trọng trong chuỗi hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

"Sự phối hợp với các nền tảng công nghệ, trong đó có Grab, mang đến các giải pháp nền tảng, công cụ hỗ trợ các HTX nông nghiệp, người nông dân, nhất là ở các vùng trọng điểm như ĐBSCL, tăng tốc chuyển đổi số, tham gia vào công cuộc số hoá của Chính phủ" - ông Toản chia sẻ thêm.

Nông sản ĐBSCL tìm kiếm đầu ra bền vững - Ảnh 3.

Đại diện các Hợp tác xã nông nghiệp, nông sản phấn khởi sau khi được trang bị thêm kiến thức chuyển đổi số

Dịp này Agrotrade, ITPC-VCA, Liên minh HTX Cần Thơ và Grab Việt Nam cũng chính thức công bố hợp tác, khởi động Lễ hội trái cây mùa hè 2022 trên GrabMart. Chương trình đặt mục tiêu mang các loại trái cây đặc sản, chính vụ như sầu riêng, xoài, bơ, vải… chính gốc, tươi ngon đến với người dùng cả nước.

Để thúc đẩy sức mua và hỗ trợ tìm lời giải cho bài toán đầu ra nông sản Việt, Grab cũng triển khai chương trình khuyến mại khi đặt đơn hàng trên GrabMart từ nay đến hết ngày 30-6.

Người dùng có thể nhập mã TRAICAY để được ưu đãi tối đa 20%, hoặc FREESHIP17 để được miễn phí giao hàng 17.000 đồng cho đơn từ 129.000 đồng khi mua hàng.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Eximbank và ông H.A đã thống nhất phương án giải quyết dứt điểm vụ việc nợ thẻ tín dụng trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên trong thời gian sớm nhất.