Nhiều trạm xe buýt ở TP.HCM biến thành nơi tập kết rác, chiếm dụng để buôn bán khiến người dân ngán ngẩm khi đứng chờ xe ở những điểm này.
Nhà đầu tư này sẽ xử lý rác thải rắn sinh hoạt hỗn hợp chưa phân loại bằng công nghệ WES của Mỹ với công suất 4.000 tấn/ngày.
Là kênh thoát nước chính cho sân bay Tân Sơn Nhất, kênh Hy Vọng ở quận Tân Bình, TP.HCM trở thành nỗi thất vọng của hàng trăm người dân hơn chục năm qua.
Đa số ý kiến cho rằng việc đóng tiền rác qua app là hợp lý, hợp thời, tạo tính minh bạch, thuận tiện cho đời sống người dân.
Quận 1 là địa phương có nhiều vị trí sử dụng lòng đường cho thuê làm điểm trung chuyển rác thải nhất.
Địa bàn TP.HCM còn tồn tại 155 điểm rác thải gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, TP.Thủ Đức đứng đầu với 50 điểm, quận Bình Tân - 18 điểm, quận 12 - 14 điểm, quận Bình Thạnh - 11 điểm, huyện Nhà Bè - 10 điểm...
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, TP hiện có gần 10.000 tấn rác thải mỗi ngày, yêu cầu cấp bách với TP là đẩy nhanh tiến độ các dự án đốt rác phát điện bị ngưng trệ nhiều năm nay.
Kênh Nước Đen đã được rót hơn 600 tỷ đồng để giải cứu, nhưng sau 2 năm lại bị ngập trong rác thải. Hiện chính quyền địa phương đang huy động lực lượng vớt rác trong 3 ngày phải xong.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị triển khai nhiều giải pháp thu gom, xử lý rác thải, chống ngập để đạt mục tiêu 95% phường, xã, trị trấn sạch, xanh và thân thiện môi trường.
Mô hình biến rác thành phân hữu cơ, tái chế nhựa của ông Nguyễn Hữu Hoạch - Giám đốc HTX vận tải và dịch vụ môi trường Thanh Bình (TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đã thu lợi nhuận 4,9 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hàng trăm người dân tại địa phương.