Giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng 4.000 - 5.000 đồng/bình 12kg trong hôm nay 1/11. Đây là tháng thứ tư tăng giá liên tiếp của mặt hàng chất đốt này.
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn vì thắt chặt tín dụng, các vướng mắc về pháp lý.... đã khiến tâm lí nhà đầu tư e dè, ảnh hưởng bất lợi đến hầu hết các phân khúc, trong đó có đất nền.
Mô hình thương mại điện tử kết hợp với chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang rộ lên ở TP.HCM với hiệu quả thiết thực đã cho thấy sự năng động của giới kinh doanh biết tận dụng sức mạnh của kinh tế số.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết theo thống kê hiện nay, TP có khoảng 224.010 hộ dân có nhu cầu hỗ trợ nhà ở. Thời gian tới, dự báo sẽ có thêm hàng chục ngàn hộ dân cần hỗ trợ về nơi cư ngụ.
Ảnh hưởng kinh tế khó khăn, hàng loạt sàn giao dịch bất động sản tại TP.HCM không cầm cự được đã phải chấm dứt hoạt động. Đáng chú ý, có sàn đã hoạt động đến gần 10 năm.
Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đang được TP.HCM thúc đẩy để đem các sản phẩm làng nghề, nghề nông thôn của thành phố đến gần hơn với người tiêu dùng.
Mặc dù nhiều khu vực, công trình nhà đất tại TP.HCM phải được bàn giao cho cơ quan chức năng đúng thời hạn để sử dụng, sắp xếp theo quy định... nhưng nhiều đơn vị vẫn "chây ì" chưa phối hợp thực hiện bàn giao, chậm di dời, kéo dài thời gian.
Nhiều doanh nghiệp chưa "mặn mà" với việc phát triển nhà ở xã hội vì gặp khó khăn trong vấn đề quỹ đất, nguồn vốn. Từ đó, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị cần tạo nguồn vốn dài hạn, ổn định với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Trong bối cảnh thị trường vẫn chưa nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM và vùng lân cận lâm vào cảnh cạn kiệt dòng tiền. Vì vậy, việc thanh toán các khoản tiền thanh lý sản phẩm của khách hàng trở nên "bế tắc".
Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM đang thiếu quỹ đất và vướng pháp lý nên không thể xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, người làm việc trên địa bàn.