Do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm ở một số thị trường châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc nhưng vẫn tăng ở thị trường Mỹ.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 8/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm tháng đầu tiên so với cùng kỳ năm 2020 và năm 2019, sau khi liên tục tăng kể từ tháng 3/2021.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 8/2021 đạt 853,77 triệu USD, giảm 30,3% so với tháng 7/2021 và giảm 26,6% so với tháng 8/2020.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,569 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020.
Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021, đạt 1,296 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc lại giảm, hiện Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam.
8 tháng năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 591 triệu USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Tiếp thị và Chế biến Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA), năm 2020 nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc giảm từ 15 - 17% so với năm 2019 và dự kiến năm 2021 mức giảm sẽ tương đương.
Nhập khẩu thủy sản giảm do tình hình dịch Covid-19 tại các thị trường cung cấp chính cho Trung Quốc diễn biến phức tạp.
Yêu cầu kiểm tra các lô hàng tại các cảng của Trung Quốc đã gây ra sự đình trệ lại tại các cảng nhập khẩu. Một số công ty có lô hàng bị phát hiện vi rút đã bị hạn chế xuất sang thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
Trước đó, cảng Trạm Giang, một trong những trung tâm trung chuyển lớn ở Trung Quốc đã thông báo tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước sản xuất thủy sản lớn bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan cùng 8 quốc gia châu Á khác từ 20/6 đến 15/7/2021 do lo ngại dịch Covid-19.
Sau khi Trung Quốc thông báo về việc phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì sản phẩm thủy sản nhập khẩu, Bộ NNPTNT đã nhiều lần họp và đề nghị phía Trung Quốc tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi hàng nông lâm thủy sản giữa hai nước.
"Cho đến nay, chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 trên bao bì thực phẩm, nông sản lây sang người" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định và cho biết Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục thông tin đến các doanh nghiệp nhưng thay đổi trong chính sách kiểm soát thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc để đáp ứng được nhu cầu của họ, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường này.
Trong khi xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc giảm do gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tăng đáng kể thì người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn khi giá cá tăng gần 50% so với một năm trước.
Theo Hiệp hội Tiếp thị và Chế biến Thủy sản Trung Quốc, trước đây cá là một trong những nguồn cung cấp protein rẻ nhất ở Trung Quốc, nhưng bây giờ giá cao hơn thịt gà và gần đây cũng cao hơn thịt lợn.
Theo đó, giá bán buôn trung bình của bốn loại cá nước ngọt do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc theo dõi đã tăng gần 40% so với năm 2020, một số loại cá phổ biến như cá trắm cỏ giá tăng mạnh hơn.
Cuối tháng 8/2021, giá cá trắm cỏ tại Trung Quốc giao dịch ở mức 21,06 NDT (tương đương 3,27 USD)/kg, tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi thịt lợn giảm xuống còn 20,8 NDT/kg, giảm 60% trong năm 2021.
Giá cá tại Trung Quốc tăng do sản lượng cá nuôi trong nước giảm. Nguồn cung cá từ nhập khẩu cũng giảm sau khi Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu thủy sản từ nhiều nước do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên một số lô hàng.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.