Thứ sáu, 19/04/2024

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thương mại vaccine Dịch tả lợn châu Phi

01/06/2022 1:50 PM (GMT+7)

Hôm nay, 1/6, Bộ NNPTNT tổ chức họp báo thông tin về kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi.

Một tin vui cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các nhà khoa học trong lĩnh vực thú y vừa nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Dự kiến ngày 3/6/2022, Bộ NNPTNT sẽ chính thức công bố thành tựu này. Vaccine có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco. 

Trao đổi về quá trình nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn (bao gồm cả lợn nuôi các loại và lợn rừng). Bệnh gây tỷ lệ chết cao lên đến 100%. 

Nóng: Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất vaccine Dịch tả lợn châu Phi - Ảnh 1.

Hôm nay, 1/6, Bộ NNPTNT tổ chức họp báo thông tin về kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Nguyễn Chương.

Đã hơn 100 năm qua kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi được phát hiện, mặc dù có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến vi rút dịch tả lợn châu Phi và phát triển vaccine của các nhà khoa học được công bố; tuy nhiên, trên thế giới chưa có vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài tập trung nghiên cứu, đến đầu tháng 11/2019 các nhà khoa học của Mỹ đã công bố nghiên cứu thành công chủng vi rút dịch tả lợn châu Phi nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen ASF-G-Delta I177L; đây là tiền đề rất quan trọng cho việc nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong tháng 11/2019, lãnh đạo Bộ NNPTNT đã cử lãnh đạo Cục Thú y sang Mỹ dự họp, gặp trực tiếp với các chuyên gia Mỹ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. 

Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASFV-G-∆I177L từ Bộ Nông nghiệp Mỹ vào tháng 9/2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu, trải qua 05 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ khi công cường độc trong phòng thí nghiệm; trong điều kiện sản xuất đã bảo hộ được trên 80% số lợn được tiêm vaccine khi công cường độc với chủng vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam; độ dài miễn dịch của vắc xin kéo dài 6 tháng sau tiêm phòng.

"Như vậy, Việt Nam đã chính thức sản xuất được vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt" - ông Nguyễn Văn Long khẳng định.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, Bộ NNPTNT đã thành lập các Hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vắc xin thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.

Nóng: Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất vaccine Dịch tả lợn châu Phi - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Việc sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi là sự kiện lịch sử. Ảnh: N.Chương.

Kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam. 

Ngày 17/5/2022, Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vaccine NAVET-ASFVAC đảm bảo an toàn, hiệu lực.

Nóng: Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất vaccine Dịch tả lợn châu Phi - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) báo cáo về quá trình nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: N.Chương

"Việc sản xuất thành công vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi là sự kiện lịch sử. Có nhiều yếu tố dẫn đến thành công này; trong đó là: sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự quyết tâm của Bộ, ngành thú y, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin và chúng ta đã chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng, hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nhà khoa học trên thế giới và các quốc gia, cụ thể là các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ; sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học trong nước và đặc biệt là sự quyết tâm của các doanh nghiệp tiên phong, có đủ tiềm lực, đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu, làm chủ công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất vaccine" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện nay bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; trong khi đến thời điểm này, trên toàn thế giới chưa có quốc gia nào công bố sản xuất thành công vaccine thương mại. Vì vậy dư địa xuất khẩu vaccine dịch tả lợn châu Phi được sản xuất tại Việt Nam sang các nước là rất lớn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.