Thứ ba, 18/06/2024

Bác Ba Phi – Nét văn hóa độc đáo của vùng đất Nam bộ

20/10/2023 2:20 PM (GMT+7)

Bác Ba Phi được đánh giá là hiện tượng văn hóa độc đáo của đất Nam bộ và cả nước nói chung. Những chuyện kể của ông không hẳn chỉ hóm hỉnh, hài hước, giải trí, mà còn là cuốn “nhật ký” về hành trình của tiền nhân đi mở và giữ đất phương Nam.

“Chuyện kể bác Ba Phi là một giá trị văn hoá dân gian độc đáo của tỉnh Cà Mau, trở thành hiện tượng văn hoá đặc trưng của vùng đất U Minh và cả Nam bộ ngay từ trong chiến tranh. Đến nay, công tác nghiên cứu chuyện kể bác Ba Phi dưới nhiều góc độ tiếp cận và trên cơ sở khoa học vẫn đang được các ngành chức năng thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể”, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (VHTT&DL).

Bác Ba Phi – Nét văn hóa độc đáo của vùng đất Nam bộ - Ảnh 1.

Chuyện kể bác Ba Phi đẫ được lưu truyền và có sức sống mãnh liệt với người Nam bộ ngay từ thời chiến tranh đến nay.

Trước những đóng góp vào kho tàng văn hóa dân gian, bác Ba Phi (Nguyễn Long Phi, 1884-1964) được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian năm 2003. 

Năm 2015,  Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) ở ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời được UBND tỉnh Cà Mau đã công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Chất Nam bộ trong truyện kể bác Ba Phi

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Trần Hiếu Hùng người đứng đầu ngành VHTT&DL tỉnh Cà Mau cho biết: “Cà Mau là mũi đất xanh, như mũi con thuyền bản đồ Việt Nam luôn tiến về phía biển. Như một biểu tượng của quá trình khai hoang mở cõi bản đồ đất Việt. Lịch sử tự nhiên - xã hội nơi đây gắn liền với môi trường vùng rừng ngập nước ngọt - mặn, sông ngòi kênh rạch chằng chịt. 

Cà Mau là nơi hội tụ, giao thoa văn hoá các vùng, miền, các dân tộc trong cả nước tạo nên một sắc thái văn hoá đa dạng, phong phú, mang hơi thở của vùng sông nước trù phú vùng châu thổ Cửu long. Chính điều ấy tạo nên mẫu người nông dân Nam Bộ điển hình, tạo nên một tính cách bộc trực, phóng khoáng kết tinh trong con người, trong chuyện kể bác Ba Phi.”

Bác Ba Phi – Nét văn hóa độc đáo của vùng đất Nam bộ - Ảnh 2.

Tạo hình bác Ba Phi của ngành nghệ thuật Cà Mau. Ảnh: Hoàng Nam.

“Lối sống cộng đồng, mối quan hệ hài hoà giữa con người với tự nhiên…tất cả là mảnh đất màu mỡ để sản sinh ra những giá trị văn hoá dân gian. Mà chuyện kể bác Ba Phi là điển hình của tính cách Nam Bộ, của tính cách nông dân vùng sông nước Cà Mau” – ông Trần Hiếu Hùng nhấn mạnh.

Bước vào dân gian từ đời thực

Với những đặc trưng về thể loại, tính chất, đối tượng, ngôn ngữ, chuyện kể bác Ba Phi là một nét sinh hoạt dân gian độc đáo. Không chỉ là chuyện nói dóc, chuyện góp vui mà kết cấu chuyện với mở đầu, kết thúc đều đầy tính bất ngờ. Bản thân câu chuyện có nội dung mộc mạc, hồn hậu, hấp dẫn và đầy tính ngẫu hứng, sáng tạo. Sống giữa môi trường thiên nhiên phong phú bên cạnh những người đồng cảnh ngộ, sống nhân ái, chan hoà.

Bác Ba Phi – Nét văn hóa độc đáo của vùng đất Nam bộ - Ảnh 3.

Chuyện kể bác Ba Phi khởi đầu là những câu chuyện từ cuộc sống đời thực ở rừng U Minh hạ bạt ngàn tràm xanh, nhiều lâm sản vật.. Ảnh: Hoàng Nam.

Người Cà Mau nói riêng và người Nam bộ nói chung, hầu như ai cũng biết rằng, chuyện kể bác Ba Phi, như câu chuyện tiền nhân thời đi mở đất. Khởi đầu, đó là những câu chuyện có thật từ cuộc sống đời thường kể về những khó khăn của người dân vùng rừng U minh, nơi bác Ba Phi sinh sống. Nhưng thiên nhiên cũng lại ưu đãi ban tặng quá nhiều sản vật tưởng chừng như “ăn hoài không hết.” 

Để giải trí, qua lăng kính của bác Ba Phi, những câu chuyện đó trở nên phóng đại, dí dỏm hài hước, gây bất ngờ cho người nghe. Nhưng đặc biệt đều là những sự việc, nhân tố có thật trong cuộc sống hàng ngày, trong đó lại chứa đựng sự phóng khoáng, vô tư nhưng chân thành của người Nam bộ. 

Thử tìm hiểu về vài mẩu chuyện bác Ba phi gốc mà ngươi Nam bộ nào cũng biết: “Tàu rùa; câu ếch; rắn tát cá; nếp dẻo; cọp xay lúa, bẫy lưỡi nai …” sẽ thấy, rừng U Minh đến tận những năm 1990 vẫn còn rất nhiều rắn, rùa, nai, heo rừng. Nên những năm chống Pháp chống Mỹ và thuở khẩn hoang của người Việt trước đó sẽ còn nhiều hơn nữa. Câu chuyện bác Ba Phi kể, người nghe đều hiểu rằng, bác “nói dóc” nhưng có cơ sở, người nghe cũng cảm nhận được quê hương sản vật giàu có đến mức nào.

Người nghe đều biết đó là “nói dóc”, để cho vui, để giải trí nhưng vì có cái lý và gắn với cuộc sống đời thường nên đều thấy thích thú và cảm nhận sự sâu sắc trong đó. Theo thời gian, cách kể chuyện của ông đã được dân gian sáng tác lưu hành thêm rất nhiều câu chuyện từ đời thường, dần dần truyền miệng trở thành một loại hình văn hóa dân gian đặc biệt vẫn phát triển đến tận ngày nay.

Hành trang của người đi mở - giữ đất     

Thuở xưa, U Minh lắm chim thú tôm cá, nhưng cũng lắm mối hiểm nguy rình rập của “rừng thiên nước độc”, sự đàn áp của chế độ thực dân Trong câu chuyện kể của bác Ba Phi luôn lồng ghép những kinh nghiệm để đối phó với thiên nhiên, với giặc Pháp, giặc Mỹ. Như câu chuyện kể về lính mã tà, chuyện về cọp rình nhà dân. Dần dần, người nghe học theo để đối phó và phát triển thêm những câu chuyện có nội dung khác.

Bác Ba Phi – Nét văn hóa độc đáo của vùng đất Nam bộ - Ảnh 4.

Nai U Minh hạ trong bẫy ảnh gần đây. Theo chuyện kể bác Ba Phi, ngày xưa nai U Minh nhiều đến mức đi thành nhiều đàn vô phá lúa của dân, đến nỗi bác Ba Phi vót tre đặt giữa bụi lúa để nai ăn bị đứt lưỡi đem làm món nhậu ăn không hết.

Trong những năm tháng chiến tranh, chuyện kể bác Ba Phi đã đem đến cho đồng bào, chiến sĩ vùng căn cứ kháng chiến những câu chuyện kể lạc quan, yêu đời. Nó có sức lan toả lớn với những nhân vật chuyện kể gần gũi, gắn bó hàng ngày với người nông dân. Từ con vật, đồ vật đến cỏ cây đều trở thành nhân vật của chuyện kể đầy ngẫu hứng, sáng tạo, đem lại tiếng cười sảng khoái, sâu sắc. 

Những câu chuyện ấy trở thành hành trang của các chiến sĩ và cứ thế được truyền miệng theo bước đường kháng chiến, đến cả vùng U Minh, miền Đông Nam bộ, Trường Sơn. 

Chuyện kể bác Ba Phi là câu chuyện làm quà trong các đám tiệc, gặp gỡ…chính vì thế đã nảy sinh nhiều dị bản, nhiều “con cháu Bác Ba Phi”, nhiều câu chuyện với kết cấu, tình huống tương tự đều được xếp vào loại chuyện Bác Ba Phi.

Mẫu người Nam bộ xưa

Siêng năng, giỏi võ, vui vẻ, hào sảng, khí khái, yêu thương người nghèo, tận tình hàng xóm… là những nét đặc trưng của người Nam bộ xưa đều có trong người của bác Ba Phi. Cuộc đời Bác Ba Phi đa phần chuyện kể đan xen giữa huyền thoại và thực tế. 

Huyền thoại đó đã đi cùng với lịch sử khẩn hoang Nam Bộ, những câu chuyện lưu truyền về ông rất nhiều người Nam Bộ thuộc nằm lòng. Từ đó đi vào tâm thức, vào văn học, vào đời sống người dân Nam Bộ rất tự nhiên, biểu tượng cho cuộc sống lạc quan, tính tình phóng khoáng, hài hước và yêu cuộc sống của người dân miền sông nước.

Bác Ba Phi – Nét văn hóa độc đáo của vùng đất Nam bộ - Ảnh 5.

Câu lạc bộ Kể chuyện Bác Ba Phi sẽ biểu diễn tiểu phẩm tại phố đi bộ ở Hồ Gươm từ ngày 20 đến 22/10/2023. Ảnh do Sở VHTT& TT Cà Mau cung cấp.

Sinh thời, bác Ba Phi là người đàn ông hào hiệp, nhân từ với tất cả mọi người mà ông gặp. Đặc biệt, bác Ba Phi rất mực yêu thương người nghèo. Người dân Lung Tràm vẫn lưu truyền câu chuyện bác Ba Phi gỡ bộ ván gỗ rất quý cho người nghèo xẻ ra đóng quan tài chôn người chết, hay hiến ruộng cho làng xã để cấp cho dân nghèo sản xuất.

Ông mất ngày 3/11/1964 âm lịch, ngôi mộ của ông hiện nằm giữa hai ngôi mộ của hai người vợ Trần Thị Lữ và Lữ Thị Cham. Ông để lại cho thế hệ sau một kho tàng truyện tiếu lâm, được truyền miệng và lan tỏa từ Bắc tới Nam. Hễ khi thấy ai nói chuyện “dóc” hay kể chuyện tiếu lâm, mọi người đều ví von: “Nói dóc như bác Ba Phi.

Câu lạc bộ Kể chuyện Bác Ba Phi do UBND huyện Trần Văn Thời thành lập, là nơi duy trì phát huy văn hóa dân gian độc đáo thường xuyên hoạt động thường kỳ tại khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi, ấp Lung Tràm xã Khánh Hải huyện Trần Văn Thời.

Theo Kinh tế Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cần Giờ được quy hoạch là 1 trong 61 Khu du lịch quốc gia

Cần Giờ được quy hoạch là 1 trong 61 Khu du lịch quốc gia

Du lịch Cần Giờ đang ghi nhận những tín hiệu tích cực với lượng du khách đây tăng lên hàng năm, đạt hơn 2 triệu lượt, chiếm 8,7% tổng lượng khách du lịch TP.HCM. Vì thế, Cần Giờ được quy hoạch là 1 trong 61 Khu du lịch quốc gia.

Vải thiều đang hiếm tại TP.HCM, giá siêu đắt

Vải thiều đang hiếm tại TP.HCM, giá siêu đắt

Vải thiều tại TP.HCM năm nay không nhiều. Chỉ một số ít nơi có bán thay vì tràn chợ, ngập siêu thị như các năm. Vì là hàng hiếm nên giá rất đắt đỏ, lên đến hơn 100.000 đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái.

Khám phá những bí ẩn cổ xưa tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn

Khám phá những bí ẩn cổ xưa tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn

Tọa lạc tại tòa nhà 68 Nguyễn Huệ, quận 1 (phố đi bộ), Bảo tàng Hoàng cung Triều Nguyễn trưng bày những hiện vật hoàng tộc nhà Nguyễn, từ những món đồ trang sức cho đến những món đồ giá trị phục vụ triều chính với nhiều bí ẩn.

Hublot làm gì để Euro 2024 cuốn hút hơn?

Hublot làm gì để Euro 2024 cuốn hút hơn?

Trong tất cả các trận của giải bóng đá Euro 2024 đang sôi động ở Đức, bảng thay thế cầu thủ hiện lên thương hiệu Hublot rõ mồn một. Khi báo thời gian bù giờ cho trận đấu, tấm bảng điện tử của Hublot lại đập vào mắt khán giả.

Độc đáo mô hình dưới nuôi cá, nuôi mực phía trên trồng rau

Độc đáo mô hình dưới nuôi cá, nuôi mực phía trên trồng rau

Mô hình Aquaponic kết hợp nuôi cá, mực và trồng rau sẽ xuất hiện tại Hội chợ - Triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM lần X.

Báo chí luôn đồng hành, kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng

Báo chí luôn đồng hành, kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng

Báo chí là cầu nối hiệu quả để kế nối đưa sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.