Thứ ba, 18/06/2024

Bất động sản nghỉ dưỡng chờ "phao cứu sinh"

20/02/2024 1:59 PM (GMT+7)

Nghị định số 10/2023 của Chính phủ cho phép cấp giấy chứng nhận đối với căn hộ khách sạn, officetel, condotel... Đây được xem là "phao cứu sinh" cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, giúp phân khúc này thoát cảnh đóng băng.

Nhà đầu tư dè chừng với bất động sản nghỉ dưỡng

Vài năm gần đây, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hàng loạt các khó khăn, thách thức đang đổ dồn về phân khúc này, gồm các vướng mắc về pháp lý, các quy định trong xây dựng, việc chấp nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho dự án; khó khăn về dòng vốn... Do vậy, khách hàng không đủ tiềm lực mua sản phẩm, từ đó thanh khoản thị trường lao dốc.

Hệ lụy là hàng loạt dự án trải dài khắp các địa phương phải rơi tình cảnh "án binh bất động". Nhiều nhà đầu tư cho biết họ không dám mạo hiểm, bỏ ra số tiền lớn hàng tỷ đồng để đặt mua một sản phẩm không rõ ràng về pháp lý, thậm chí có nguy cơ không được cấp sổ.

Bất động sản nghỉ dưỡng chờ "phao cứu sinh"- Ảnh 1.

Bất động sản nghỉ dưỡng đã qua giai đoạn mì ăn liền. Ảnh: Gia Linh

"Bất động sản đã qua giai đoạn đầu tư kiểu "mì ăn liền". Bây giờ, vấn đề người mua ưu tiên hàng đầu đó chính là tính pháp lý của sản phẩm. Sản phẩm mà không ra được sổ thì không ai dám mua.

Tôi có vài người bạn đã trót xuống tiền tỷ mua một số căn condotel tại Phan Thiết vào giai đoạn bất động sản nghỉ dưỡng đang phát triển ồ ạt, giờ lâm vào cảnh đừng ngồi không yên. Dự án thì mãi không triển khai, hoàn thiện xây dựng mà rao bán thì không ai mua", anh Nguyễn Văn Minh (48 tuổi, kinh doanh nhà đất tại TP.HCM) cho hay.

Trường hợp khác, anh Hà Đức Thành (nhà đầu tư tự do) cho biết thời gian qua rất nhiều môi giới gọi điện giới thiệu, chào bán các biệt thự biển, căn hộ biển… hứa hẹn tiềm năng. Tuy nhiên, anh Thành cho biết mình vẫn chưa thể đặt niềm tin vào loại hình bất động sản nghỉ dưỡng trong giai đoạn này.

"Vấn đề pháp lý của loại hình này vẫn còn rất rắc rối, mua phải dự án không thể được cấp sổ thì lại tiền mất tật mang. Ngoài ra, biên độ lợi nhuận của bất động sản nghỉ dưỡng trong giai đoạn này rất thấp, nguy cơ chôn vốn rất cao vì số tiền bỏ vào để mua các sản phẩm nghỉ dưỡng có thể lên đến hàng tỷ đồng nhưng lúc bán ra thì không ai mua", anh Thành chia sẻ.

Bất động sản nghỉ dưỡng cần nhiều trợ lực

Để gỡ khó cho bất động sản nghỉ dưỡng, tháng 4/2023, Nghị định số 10/2023 của Chính phủ ban hành. Theo đó, các loại hình như condotel, officetel, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng và những công trình khác phục vụ lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận. Đây được xem là "liều thuốc quý, phao cứu sinh" giúp thị trường này thoát cảnh đóng băng. Bởi lẽ, vấn đề cấp sổ đỏ chính là "tử huyệt" của bất động sản nghỉ dưỡng, khiến nhiều nhà đầu tư ngán ngẩm, quay lưng với thị trường.

Bất động sản nghỉ dưỡng chờ "phao cứu sinh"- Ảnh 2.

Nghị định số 10/2023 trở thành phao cứu sinh của phân khúc nghỉ dưỡng. Ảnh: Gia Linh

Để quyết liệt triển khai nghị định trên, gỡ vướng cho thị trường bất động sản, đầu năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản. Trong đó, Bộ đề nghị các địa phương rà soát, cấp sổ đỏ cho condotel, officetel... theo đúng quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết theo phản ánh của một số địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn nhiều trường hợp căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, thương mại dịch vụ (officetel)… chưa được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ). Điều này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản.

Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương chỉ đạo cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, thống kê đầy đủ số lượng trường hợp công trình xây dựng thuộc dự án bất động sản như condotel, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, thương mại dịch vụ... chưa được cấp giấy chứng nhận.

Các chuyên gia đánh giá, việc cấp sổ cho bất động sản nghỉ dưỡng thời gian tới sẽ có độ ngấm nhất định, mang đến kỳ vọng cho chủ đầu tư, nhà đầu tư. Bên cạnh đó, ngoài vấn đề pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn cần rất nhiều trợ lực khác để phát triển. Trong đó, vấn đề tốc độ phục hồi của ngành du lịch cũng được xem là chìa khóa quan trọng để phân khúc này hồi sinh.

Bất động sản nghỉ dưỡng chờ "phao cứu sinh"- Ảnh 3.

Bất động sản nghỉ dưỡng cần thời gian dài để phục hồi. Ảnh: Gia Linh

Tại Diễn đàn thị trường Bất động sản Việt Nam 2024 vừa qua, các chuyên gia đánh giá hoạt động du lịch thời gian qua đã có một số tín hiệu tích cực, dù chưa hoàn toàn phục hồi sau ảnh hưởng dịch bệnh.

Các giải pháp nhằm giữ chân, thu hút khách du lịch được áp dụng đi kèm với tín hiệu tích cực về nguồn cầu và các chính sách thị thực mới được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng cho bất động sản thời gian tới.

Bà Phạm Thị Miền - chuyên gia nghiên cứu thị trường và xúc tiến đầu tư (VNREA) đánh giá ngành du lịch trong năm 2024 sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhờ chính sách nới lỏng visa tiếp tục phát huy tác dụng, cùng với chính sách giảm thuế 2% với nhóm hàng hóa dịch vụ và nhiều chương trình xúc tiến hỗ trợ, triển lãm…

Việc khởi sắc của ngành du lịch sẽ kéo theo nhu cầu chỗ ở, nghỉ dưỡng, tham quan. Nguồn cầu được vực dậy sẽ là động lực quan trọng để chủ đầu tư bổ sung nguồn cung vào thị trường. Theo dự báo, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hết sức cân nhắc khi mua vàng lúc này

Hết sức cân nhắc khi mua vàng lúc này

Đến nay, giá vàng SJC đã lùi về dưới 75 triệu đồng/lượng nhưng nhu cầu của người dân vẫn rất cao. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người mua vàng trong nước cần hết sức cẩn trọng vào lúc này.

Sacombank dành ra hơn 5 tỷ đồng hoàn phí cho khách hàng bảo hiểm

Sacombank dành ra hơn 5 tỷ đồng hoàn phí cho khách hàng bảo hiểm

Từ nay đến hết ngày 31/7/2024, Sacombank để ra hơn 5 tỷ đồng để triển khai ưu đãi hoàn phí cho khách hàng đã tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại Sacombank.

Mua vàng SJC trực tiếp hay online đều "khó hơn lên trời"

Mua vàng SJC trực tiếp hay online đều "khó hơn lên trời"

Tưởng mua vàng SJC qua đăng ký trực tuyến với BIDV và Agribank sẽ dễ thở hơn đi xếp hàng nhưng thực tế vẫn "khó hơn lên trời". Mua vàng trực tiếp tại Công ty SJC cũng tương tự.

Cửa hàng vàng SJC lớn nhất Sài Gòn tạm ngưng bán

Cửa hàng vàng SJC lớn nhất Sài Gòn tạm ngưng bán

Trung tâm SJC lớn nhất TP.HCM (cũng là trụ sở công ty SJC) ngưng giao dịch và tạm đóng cửa sáng 17/6 vì quá đông khách hàng. Nhiều người đến để mua vàng nhưng ra về tay không.

Phố Tây mở hội giữa Sài Gòn đón EURO

Phố Tây mở hội giữa Sài Gòn đón EURO

Những ngày qua, các trận đấu đỉnh cao của EURO 2024 đã biến phố Tây (đường Bùi Viện, Quận 1) trở thành con phố của những người yêu bóng đá cuồng nhiệt, sôi động hơn bất cứ lúc nơi nào ở TP.HCM

Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero đến năm 2050 của doanh nghiệp điển hình như Vinamilk không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà còn tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…