Thứ tư, 22/05/2024

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

20/04/2024 1:07 PM (GMT+7)

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp- Ảnh 1.

Giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng.

Sáng nay 20/4, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 24.260 đồng/USD, ổn định so với hôm qua. Trong khi đó, giá USD ở các ngân hàng không tăng nhưng vẫn giữ ở mức cao kỷ lục.

Trong đó, Vietcombank giao dịch USD mua vào 25.163 đồng, bán ra 25.473 đồng. Trong khi đó, các ngân hàng khác niêm yết giá USD mua vào khá cao - 25.295 đồng/USD, trong khi bán ra 25.470 đồng/USD.

Trên thị trường tự do, giá USD đang được các điểm thu đổi ngoại tệ giao dịch quanh 25.770 đồng, bán ra 25.870 đồng/USD - tăng khoảng 40 đồng so với hôm qua.

Như vậy, giá USD trên thị trường chưa có nhiều thay đổi sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán ngoại tệ ra thị trường để hạ nhiệt tỷ giá.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, tỷ giá USD/VNĐ đã tăng khoảng 4,9% trong bối cảnh đồng tiền của nhiều quốc gia khác mất giá mạnh so với đồng USD, mức dao động từ 3-9%.

Chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam khuyến nghị, để "kéo giảm" tỷ giá, Chính phủ nên có các tuyên bố rộng rãi hơn, quyết liệt hơn trên các phương tiện truyền thông để khẳng định cho người dân biết rằng Chính phủ đang có nguồn dự trữ ngoại hối rất lớn. Có thể công bố con số cụ thể về nguồn dự trữ ngoại hối ra như vẫn hay công bố trước đây.

Thứ 2, nên có các cam kết mạnh mẽ về việc sẽ điều tiết thị trường ngoại hối, không để cho tỷ giá tăng nóng từ những lãnh đạo cấp cao như lãnh đạo NHNN. Tại sao nên làm điều này, vì làm điều này thì người dân sẽ bớt lo lắng, hoang mang, bớt phòng thủ nên sẽ không đổ xô đi mua ngoại tệ.

Thứ 3, Chính phủ thông qua NHNN khuyến khích các DN xuất khẩu mạnh dạn bán USD tiếp cho hệ thống ngân hàng, để tăng thu nguồn ngoại tệ đến từ các DN này.

Thứ 4, NHNN có thể bán ra một lượng ngoại tệ nhất định nào đó để bình ổn giá và "hạ nhiệt" cho tỷ giá.

"Đây là những giải pháp tức thời để giúp cho tỷ giá hạ nhiệt. Còn về các giải pháp căn cơ, nền tảng và cũng hơi mất thời gian là bán tín phiếu ra để hút tiền về nhưng giải pháp này lại gây khó cho nền kinh tế và 'gây khó" cho cả DN bởi lượng tiền ròng được hút về nhiều thì nguồn tiền cho các ngân hàng cho vay sẽ yếu đi, làm tăng chi phí vốn của các DN. Bởi, công cụ tiền tệ không phải đơn giản chỉ phục vụ cho việc bình ổn tỷ giá mà còn phục vụ cho việc chống lạm phát, điều tiết nền kinh tế và hỗ trợ DN phát triển", ông Phương nói.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, ngoài tác động của chỉ số DXY, tỷ giá trong nước tăng còn do nhu cầu nhập khẩu tăng và các hoạt động găm giữ USD cũng như đầu cơ tỷ giá.

Đối phó với tình trạng này, NHNN chủ động phát hành tín phiếu từ đầu tháng 3/2024, song theo đánh giá của BKSV là "hiệu quả không cao".

Nhóm chuyên gia của KBSV cũng cho rằng, NHNN sẽ vẫn tập trung vào việc phát hành tín phiếu. Tuy nhiên, nếu các áp lực này tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong kịch bản giá dầu Brent vượt 93 USD/thùng, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm vượt 4,7%, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.