Thứ bảy, 25/05/2024

Ưu tiên giữ nguồn tiền, Bamboo Capital ngừng M&A

18/11/2023 9:42 AM (GMT+7)

Chiến lược của Công ty cổ phần Bamboo Capital hiện nay là ưu tiên giữ nguồn tiền để duy trì hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu các khoản nợ, huy động vốn từ phát hành cổ phần tăng vốn chủ

Ưu tiên giữ nguồn tiền, Bamboo Capital ngừng M&A - Ảnh 1.

BCG tổ chức họp trực tuyến với nhà đầu tư, nguồn: BCG

Kết quả quý IV không có đột biến

Tại Hội thảo gặp gỡ nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh quý III chiều 17/11, đại diện Tập đoàn Bamboo Capital (mã: BCG) cho biết doanh thu 9 tháng đạt 2.833 tỷ đồng, giảm 14,4%; lãi sau thuế 185 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital (mã: BCG) chia sẻ bối cảnh kinh doanh quý III đã tốt hơn so với 2 quý đầu năm, tuy nhiên vẫn hết sức khó khăn. Hoạt động kinh doanh quý IV dự kiến không có đột biến. Do vậy, cả năm, doanh thu và lợi nhuận ước không hoàn thành kế hoạch và giảm so với 2022.

Song, ông Tuấn đánh giá trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và có nhiều biến động như năm 2023 thì việc tập đoàn duy trì các mảng hoạt động đã là thành quả của ban lãnh đạo.

Phó Chủ tịch BCG cũng cho rằng nhằm chuẩn bị cho tình huống suy thoái kinh tế còn kéo dài, công ty ngưng các hoạt động M&A và duy trì nguồn tiền dự trữ để tồn tại. Đồng thời, Bamboo Capital tích cực cải thiện cơ cấu tài chính như chủ động trả các khoản nợ trước hạn khi thu xếp được nguồn, tái cơ cấu khoản nợ trong nước sang nước ngoài với lãi suất thấp hơn.

Ông Tuấn bày tỏ, tập đoàn định hướng giảm huy động công cụ nợ và ưu tiên huy động nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có kế hoạch tất toán một số trái phiếu trong quý IV, đang triển khai phát hành mới tỷ lệ 2:1 và đưa công ty con BCG Land lên UPCoM, chờ cơ quan chức năng phê duyệt. Mặt khác, lãnh đạo BCG chia sẻ kênh trái phiếu sẽ tìm cách gia hạn và tất toán trước hạn, kênh huy động vốn hữu hiệu hiện nay là tìm kiếm đối tác cùng hợp tác thực hiện dự án.

Năm nay và năm sau không chia cổ tức tiền mặt

Bamboo Capital có hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt tính đến cuối quý III, nhà đầu tư đề xuất chia cổ tức tiền mặt. Ông Tuấn chia sẻ, các năm qua tập đoàn luôn thâm dụng vốn do liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư. Vài năm trở lại đây, ban lãnh đạo nhận thấy các hoạt động chính có nguồn thu ổn định nên đề xuất chia cổ tức đều đặn bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Song từ năm ngoái, doanh nghiệp đã dừng chia cổ tức do ban lãnh đạo nhìn nhận nền kinh tế còn khó khăn, khủng hoảng kéo dài nên cần duy trì nguồn tiền dự trữ để đảm bảo hoạt động bình thường. Trong năm nay và năm 2024, phương án chia cổ tức tiền mặt sẽ chưa được đặt ra, dành nguồn tiền để duy trì hoạt động, vượt qua khủng hoảng.

Mảng năng lượng tái tạo nhiều dư địa phát triển

Bamboo Capital có các mảng kinh doanh chính gồm năng lượng tái tạo, xây dựng – hạ tầng, bất động sản và dịch vụ tài chính – bảo hiểm.

Ở mảng năng lượng tái tạo, ông Tuấn chia sẻ quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt từ tháng 5, kế hoạch thực thi mặc dù chưa được phê duyệt nhưng cũng có các bước để triển khai. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra phương án tính toán giá cho các dự án trong tương lai.

Ưu tiên giữ nguồn tiền, Bamboo Capital ngừng M&A - Ảnh 2.

Một dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh tư liệu.

Lãnh đạo BCG kỳ vọng cuối quý IV hoặc quý I/2024 chính sách giá và kế hoạch thực thi quy hoạch điện VIII được ban hành. Điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển trở lại của mảng năng lượng tái tạo, các dự án được xây dựng trở lại.

Theo đó, Bamboo Capital sẽ tập trung nâng cao sản lượng vận hành của dự án năng lượng tái tạo đang hoạt động, đặc biệt là dự án ở Phú Mỹ (tích cực thương thảo hợp đồng mua bán điện - PPA dài hạn cho giai đoạn 2). Các dự án điện mặt trời áp mái đang xây dựng cũng được thúc đẩy. Song, tốc độ phát triển của điện mặt trời áp mái còn chậm do tính không chắc chắn trong chính sách.

Ở mảng xây dựng, công ty con Tracodi (mã: TCD) cố gắng dành các hợp đồng nhưng doanh thu không bằng 2022 do sự suy giảm chung của ngành. Mảng bất động sản tiếp tục hoàn thiện pháp lý các dự án đang phát triển và hoàn thiện các dự án đang xây dựng. Công ty vẫn đang chờ thị trường ấm lên nhờ các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ và cơ quan ban ngành.

Mảng tài chính, sau 2 năm mua lại Bảo hiểm AAA, tập đoàn tiến hành tái cấu trúc và ghi nhận kết quả tích cực. Bảo hiểm AAA đã hoàn thiện bộ máy và mạng lưới chi nhánh cũng như nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Trong năm 2023, doanh thu gấp 3 lần so với thời điểm mua lại đạt 600 tỷ đồng, chưa có lời và kỳ vọng 2024 có lời.

Vì sao lãnh đạo bán cổ phiếu?

Trong các tháng gần đây, lãnh đạo BCG và người thân liên tục bán cổ phiếu. Như ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch HĐQT bán 5 triệu cổ phiếu BCG; ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT bán 7 triệu cổ phiếu; bà Nguyễn Xuân Lan – vợ ông Tùng bán 2 triệu cổ phiếu…

Ông Tuấn chia sẻ trong khoảng một năm qua, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên của cổ phiếu BCG dao động khoảng 10 – 13 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, số lượng cổ phiếu lãnh đạo BCG đăng ký bán hoặc chuyển nhượng cho người thân từ 5-7 triệu cổ phiếu, do vậy số lượng này không làm ảnh hưởng đến thị giá của cổ phiếu. Mặt khác, phần lớn trong số này được bán theo phương thức thỏa thuận cho nhà đầu tư khác muốn gia tăng mức đầu tư vào BCG.

“Ngoài ra, việc bán cổ phiếu có khi vì cần thu xếp tài chính cá nhân, có khi để thay đổi danh mục đầu tư. Ví dụ như cá nhân tôi, toàn bộ số tiền từ việc bán 7 triệu cổ phiếu BCG được chuyển thành khoản đầu tư sang BCG Energy – công ty con của BCG ở mảng năng lượng. Đây đơn thuần là việc tái cơ cấu danh mục đầu tư và vẫn trong phạm vi các công ty của tập đoàn”, ông Tuấn cho biết.

Theo tạp chí Nhà đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: "Điểm mặt" nhiều cơ sở thẩm mỹ, phòng khám vi phạm quy định

TP.HCM: "Điểm mặt" nhiều cơ sở thẩm mỹ, phòng khám vi phạm quy định

Sở Y tế TP.HCM vừa phát hiện nhiều cơ sở thẩm mỹ, phòng khám có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật khi quảng cáo không đúng sự thật, máy móc không rõ nguồn gốc...

Vinhomes xoay trục thị trường BĐS, hướng “dòng chảy” quyền lợi về phía khách hàng

Vinhomes xoay trục thị trường BĐS, hướng “dòng chảy” quyền lợi về phía khách hàng

Theo các chuyên gia, bằng những chiến lược đột phá về chăm sóc đời sống cư dân và gia tăng lợi ích tài chính cho khách hàng, Vinhomes đã thay đổi cách thị trường BĐS Việt Nam vận hành.

Cơ hội để sản phẩm nông nghiệp trên cả nước được tôn vinh thương hiệu vàng

Cơ hội để sản phẩm nông nghiệp trên cả nước được tôn vinh thương hiệu vàng

Chương trình Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam 2024 đang nhận hồ sơ tham gia của các doanh nghiệp, HTX, chủ thể sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên cả nước.

Vinamilk ký hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk ký hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng

T.P HCM - Ba đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng

Tiết lộ 5 nhóm hàng Việt bán chạy nhất trên Amazon

Tiết lộ 5 nhóm hàng Việt bán chạy nhất trên Amazon

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt bán hàng trên nền tảng Amazon. Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu không ngừng thay đổi mở ra cánh cửa cho một số ngành hàng "made in Vietnam" tận dụng các xu hướng tiêu dùng mới, chinh phục người dùng quốc tế.

Tận hưởng không gian sáng tạo cùng trò chơi nhân gian nhân ngày Quốc tế thiếu nhi

Tận hưởng không gian sáng tạo cùng trò chơi nhân gian nhân ngày Quốc tế thiếu nhi

Diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM, Lễ hội Thiếu nhi TP.HCM (Kids Fest) 2024 với nhiều hoạt động phong phú để trẻ em thoả sức vui chơi trong dịp Quốc tế thiêu nhi năm nay.