Chủ nhật, 19/05/2024

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu

15/02/2023 6:13 AM (GMT+7)

FLC khẩn thiết kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu FLC, trong đó cần thiết xem xét đến các lý do khách quan, cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin.

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu - Ảnh 1.

Cổ phiếu FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) bị hủy niêm yết vào ngày 20/2 tới đây, vì vi phạm trong công bố thông tin. Ảnh: IT

Ngay sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ( HoSE) có thông tin về việc hủy niêm yết cổ phiếu FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vào 20/2 tới đây, vì vi phạm trong công bố thông tin, chiều 14/2, lãnh đạo FLC đã có công văn kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu FLC, trong đó có xem xét lý do khách quan như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp…

Cụ thể, theo  công văn của FLC, trong thời gian gần đây, Tập đoàn FLC và các đơn vị thành viên phải đối mặt với nhiều nguy cơ, khó khăn trong quá trình hoạt động do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thông tin, cũng như các vấn đề phát sinh liên quan đến việc một số cựu lãnh đạo bị tạm giam để điều tra.

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự việc nêu trên là trong thời gian dài, Tập đoàn FLC không thể tìm kiếm được Công ty kiểm toán chấp thuận kiểm toán cho báo cáo tài chính (BCTC) của FLC.

Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 20/9/2022, FLC đã chính thức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY. Theo đó, UHY sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán các BCTC năm 2021 của FLC.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, đến thời điểm hiện tại, FLC vẫn chưa nhận được kết quả kiểm toán của UHY.

Xác định việc chưa có Báo cáo kiểm toán xuất phát từ các nguyên nhân bất khả kháng, FLC đã liên tiếp có văn bản gửi các cơ quan quản lý nhà nước để giải trình và kiến nghị cơ quan quản lý xem xét, hỗ trợ.

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu - Ảnh 2.

Kiến nghị của FLC về việc xem xét lại quyết định hủy niêm yết.

Cụ thể, tại văn bản số 478/FLC-VPTĐ ngày 25/8/2022, FLC đã "đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xem xét và có chỉ đạo tới Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) về việc chấp thuận tình trạng Tập đoàn FLC chưa có BCTC kiểm toán là sự kiện bất khả kháng, không xem xét về việc đình chỉ giao dịch/huỷ niêm yết đối với Tập đoàn FLC cho đến khi Bộ Tài chính chỉ định được Công ty kiểm toán kiểm toán và Công ty kiểm toán hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC".

Tiếp theo đó, ngày 10/2/2023, FLC tiếp tục có văn bản đề nghị UBCKNN và HOSE "chấp thuận tình trạng Tập đoàn FLC chưa có BCTC kiểm toán là sự kiện bất khả kháng", "hướng dẫn Công ty kiểm toán nhanh chóng hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC"; "không xem xét về việc đình chỉ giao dịch/huỷ niêm yết đối với Tập đoàn FLC cho đến khi Công ty kiểm toán hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC".

Đến ngày 14/2/2023, FLC nhận được quyết định huỷ niêm yết cổ phiếu FLC của HOSE từ ngày 20/2/2023, với lý do "vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin".

Nhận thức lý do bị huỷ niêm yết xuất phát từ việc chưa công bố BCTC kiểm toán, trong khi việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và là sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được trong thời gian ngắn, FLC đã tiếp tục có văn bản kiến nghị mới nhất gửi cơ quan quản lý.

"FLC khẩn thiết kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu, trong đó cần đặc biệt xem xét đến các lý do khách quan, cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin như đã giải trình nêu trên", phía FLC đề xuất.

Theo FLC, phía DN đang nỗ lực hết sức mình để xúc tiến các lộ trình công bố thông tin theo quy định và rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, chia sẻ của quý cổ đông, đối tác; cũng như sự hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý để Tập đoàn có thể đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, cổ đông và góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.