Anh nông dân Sài thành số hoá vườn rau thuỷ canh, thu 5 tỷ mỗi năm

Lê Giang Thứ năm, ngày 12/10/2023 09:10 AM (GMT+7)
Anh Lâm Ngọc Tuấn (phường Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) nhờ số hóa vườn rau thủy canh đã thu về 5 tỷ đồng mỗi năm.
Bình luận 0

Năm 2018, anh Tuấn quyết định nghỉ việc ở ngân hàng, dùng toàn bộ tiền tiết kiệm, vay thêm ngân hàng gần 2 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình trồng rau thủy canh trên diện tích 1.000m2. Vườn được thiết kế theo phương pháp thủy canh hồi lưu (thủy canh động) theo tiêu chuẩn Isarel. 

Hợp tác xã đi đầu ứng dụng công nghệ trồng rau thủy canh: một vốn thu bốn lời  - Ảnh 1.

Anh Lâm Ngọc Tuấn - Giám đốc HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc phát triển thành công mô hình kinh tế tập thể ứng dụng công nghệ cao.

Đến tháng 3/2019, anh Tuấn thành lập HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc và làm Giám đốc HTX.

"Trước khi bước vào lĩnh vực này, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều kỹ thuật trồng rau sạch và quyết định chọn phương pháp trồng rau thủy canh (hydroponic), bao gồm hệ thống hồi lưu và hệ thống nhỏ giọt. Các thiết bị từ nhà màng đến hệ thống thủy canh được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của Israel. Toàn bộ hệ thống đều được điều khiển tự động", anh Tuấn chia sẻ.

Hợp tác xã đi đầu ứng dụng công nghệ trồng rau thủy canh: một vốn thu bốn lời  - Ảnh 2.

Hệ thống trồng rau được thiết kế theo phương pháp thủy canh hồi lưu theo tiêu chuẩn Isarel. Ảnh: Lê Giang.

Theo anh Tuấn, dinh dưỡng cho cây rau cũng được tính toán theo giống rau và chu kỳ, thời gian phát triển. Ở mỗi giai đoạn phát triển của cây, dinh dưỡng sẽ được pha chế theo công thức khác nhau cho phù hợp. Thời gian tăng trưởng của rau thường kéo dài 30-35 ngày, riêng rau xà lách kéo dài 45-50 ngày.

Quy trình sản xuất tại đây số hóa từ khâu làm đất, gieo hạt đến thu hoạch, đóng gói chuyển đến siêu thị. Rau trồng trong nhà kính có ưu điểm được che chắn, không tiếp xúc với đất, hạn chế lây lan sâu bệnh nên không phải dùng thuốc trừ sâu, nhưng việc chăm sóc phải đúng quy trình. 

Hợp tác xã đi đầu ứng dụng công nghệ trồng rau thủy canh: một vốn thu bốn lời  - Ảnh 3.

Quy trình sản xuất tại đây số hóa từ khâu làm đất, gieo hạt đến thu hoạch, đóng gói chuyển đến siêu thị. Ảnh: Lê Giang.

Toàn bộ quy trình sản xuất, thông số dinh dưỡng được cán bộ kỹ thuật kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh để đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt. Rau trồng theo phương pháp hiện đại đã cho năng suất gấp 5-6 lần so với trồng rau truyền thống. 

 Với cách trồng rau công nghệ cao này, mỗi năm HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc hàng trăm tấn rau sạch ra thị trường. Theo anh Tuấn, do rau được trồng ở TP.HCM nên khi thu hoạch và chuyển đến người tiêu dùng rau rất tươi ngon. 

Hợp tác xã đi đầu ứng dụng công nghệ trồng rau thủy canh: một vốn thu bốn lời  - Ảnh 4.

Rau cải được trồng theo phương pháp thuỷ canh tại HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc. Ảnh: Lê Giang.

Anh Tuấn cho biết, định hướng lâu dài của HTX sẽ cố gắng phát triển vùng nguyên liệu không chỉ ở TP.HCM mà ra các tỉnh khác.

"Chúng tôi đã đề xuất với tỉnh Ninh Thuận hình thành chuỗi siêu thị mini và cung cấp rau ra đó", anh Tuấn thổ lộ.

Hợp tác xã đi đầu ứng dụng công nghệ trồng rau thủy canh: một vốn thu bốn lời  - Ảnh 5.

Anh Lâm Ngọc Tuấn trình bày tham luận ứng dụng công nghệ trồng rau thuỷ canh trong kinh tế tập thể tại Đại hội Hội Nông dân TP.HCM. Ảnh: Lê Giang.

Hiện, mỗi tháng HTX cung ứng ra thị trường 30 tấn rau, với doanh thu 400 triệu đồng. Đa số các loại rau trồng tại HTX là rau ăn lá. Giải quyết việc làm ổn định cho hơn 30 nhân viên với thu nhập 6 - 8 triệu đồng/tháng.

 Cây rau đang là cây trồng chủ lực của TP.HCM. Tại TP đang hình thành những làng nghề trồng rau sạch, như ở huyện Bình Chánh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem