Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới ở Hà Nội - Ảnh 1.

Video: Toàn cảnh Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới ở Hà Nội.

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 1.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn được xây dựng trên diện tích 17,5 ha, thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 2.

Đây là công trình do Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi trường Thiên Ý Hà Nội làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, bao gồm 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện, công suất 90 MW (3x30 MW). Dự án được khởi công tháng 8/2019, hoàn thành vào tháng 7/2022. "Hiện tại đang đi vào vận hành giai đoạn 2, dự kiến cuối tháng 11/2023 sẽ vận hành giai đoạn 3, đây là giai đoạn vận hành hết công suất của nhà máy", ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Nhà máy cho biết.

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 3.

Khi nhà máy bước vào vận hành giai đoạn 3, sẽ xử lý được 5.000 tấn rác/ngày, giải quyết được từ khoảng 70% lượng rác đang chôn lấp của TP.Hà Nội hiện nay. Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 2 thế giới với công suất 5.000 tấn rác/ngày.

img
img
img

Mỗi ngày, hàng trăm xe chở rác của TP.Hà Nội đổ rác vào khu tập kết nhà máy. Việc xếp hàng để vào nhà máy chỉ mất 5 phút, tất cả đều được cân trọng tải, rửa và gắn chíp kiểm soát.

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 5.

Khu vực xe rác tập kết và bể chứa rác.

img
img

Sau khi nhận rác, nhân viên sẽ điều khiển cẩu rác lên trên để nước rác chảy xuống bể chứa nước rỉ và ủ rác khoảng 1 tuần, sau khi rác lên men và đủ độ khô sẽ đưa rác vào lò đốt.

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 8.

Nhà máy thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt có thu hồi năng lượng theo công nghệ lò đốt ghi cơ học (ghi di động) kiểu Waterleau của Bỉ. Theo thiết kế, công suất phát điện cao nhất của nhà máy là 90MW, một phần điện thu được sẽ cung cấp cho nhu cầu của nhà máy, số còn lại sẽ được hòa vào lưới điện Quốc gia. Tro xỉ sau quá trình đốt cũng được tận dụng làm vật liệu xây dựng.

img
img
img

Khu vực lò đốt rác là một trong số những khu vực quan trọng trong chuỗi hoạt động của nhà máy. Được biết, khi khởi động lò đốt, chỉ cần bắt lửa vào rác một lần, sau đó không cần sử dụng nhiên liệu cháy bổ sung cho đến khi lò đốt dừng.Sau khi đốt trác, toàn bộ tro phát sinh từ quá trình đốt rác sẽ được tập kết tại khu vực hố tro.

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 10.

Máy phát điện có sử dụng tuabin là thiết bị chuyển đổi hơi nước có nhiệt độ cao, áp lực cao sinh ra từ nồi hơi thành năng lượng điện. Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, mỗi ngày Hà Nội đang phát sinh từ 6.500 - 7.000 tấn rác, vấn đề ùn đọng rác thải đang gây nhức nhối với người dân. Nhiều năm qua, rác thải đã nhiều lần ùn ứ tại trung tâm thành phố do bãi tiếp nhận rác ở Nam Sơn (Sóc Sơn) quá tải.

img
img
img

"Nếu vận hành đủ 5 lò đốt và 3 máy phát điện, mỗi nhà nhà máy sẽ có 5.000 tấn rác được đốt, lượng điện phát ra là 90MW. Trong đó, lượng điện được tái sử dụng cho nhà máy khoảng 15 %, còn lại nhà máy sẽ ký hợp đồng bán điện với Tổng công ty Điện lực Việt Nam", Lãnh đạo nhà máy nói thêm.

img
img
img

Một số hình ảnh bên trong nhà máy điện rác Nam Sơn trị giá 7.000 tỷ đồng. Hiện nhà máy đang xử lý trọn bộ rác đầu vào và đầu ra; bao gồm nước thải, khí thải, tro xỉ.

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 13.

Phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy điện rác Sóc Sơn.

img
img
img

Tại đây, tất cả thao tác đều thực hiện trên hệ thống máy hiện đại.

img
img
img

Hành lang, các lối đi lại của nhà máy sạch sẽ. Nhà máy cũng liên tục tiếp đón các đoàn khách, đại biểu tham quan.

Bên trong Nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới tại Sóc Sơn, Hà Nội - Ảnh 16.

Toàn cảnh nhà máy điện rác Nam Sơn nhìn từ trên cao.

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát sinh hơn 6.500 tấn rác thải sinh hoạt. Các chuyên gia ước tính, mỗi năm, số rác thải của thành phố sẽ tăng thêm khoảng 5%.

Dự tính đến năm 2030, mỗi ngày, Hà Nội sẽ phải xử lý số rác thải gấp gần 1,5 lần con số hiện tại. Thành phố Hà Nội hiện có 3 khu vực xử lý rác chính là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn), Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (Sơn Tây) và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn (Nam Từ Liêm) nhưng chủ yếu rác thải sinh hoạt chôn lấp hoặc đốt, không phát điện.

LÊ HIẾU
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem