Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật trong ngày Tết

Diệu Thu Thứ tư, ngày 02/02/2022 15:55 PM (GMT+7)
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi – Bênh viện Bạch Mai, cảnh báo: các loại hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều hay thạch, kẹo… là thủ phạm gây ra những tai nạn dị vật đáng tiếc cho trẻ vào mỗi dịp Tết.
Bình luận 0

BS Dũng lo ngại, trong những ngày tết, nhiều gia đình thường mua các loại hạt về ăn. Đây cũng có thể trở thành dị vật. Một trong những nguyên nhân gây ngạt gần đây hay được đề cập là rau câu viên. Loại rau câu này cũng được nhiều gia đình mua.

img

(Ảnh minh họa).

Do đó, bác sĩ lưu ý tất cả những đồ vật mà trẻ có thể cho vào miệng thì đều có nguy cơ trở thành dị vật. Không chỉ riêng những loại trái cây mà tất cả đồ vật có thể đứt ra, rời ra đều có thể trở thành dị vật như cúc quần áo, trang sức của trẻ em.

Hóc, sặc là loại cấp cứu phải được xử trí nhanh. Nếu thấy mặt trẻ tím tái mà không tiến hành sơ cứu ngay mà lại vội bế trẻ đi bệnh viện thì nguy cơ tử vong của trẻ rất lớn.

Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật này để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich, đây được xem như thủ thuật tạo ra "thời gian vàng" để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.

Bước 1: Kiểm tra xem bé còn thở không

Nếu bé trở nên tím tái, nhanh chóng kiểm tra ngực xem chuyển động lên xuống và lắng nghe nhịp thở.

- Nếu bạn nghĩ bé hóc thứ gì đó, cố gắng loại bỏ dị vật với ngón tay làm thành một cái móc. Chỉ làm điều này nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật trong họng con. Nếu không nhìn thấy, tuyệt đối không cho tay vào vì khi đó bạn có thể đẩy vật cản vào sâu trong cổ họng.

- Bạn cũng có thể dùng tay kiểm tra mạch đập của bé.

- Nếu trẻ bất tỉnh, loại bỏ bất cứ thứ gì có thể thấy ở miệng bé và bắt đầu thực hiện thủ thuật cấp cứu cho đến khi xe cứu thương đến.

Bước 2: Gọi xe cấp cứu

Tốt nhất là nhờ người khác làm việc này, trong khi bạn bắt đầu làm sạch các vật gây nghẹt cho bé.

Bước 3: Vỗ lưng

- Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực và cánh tay thả lỏng tựa vào cẳng chân  bạn. Đỡ đầu của bé bằng lòng bàn tay bạn. Nếu bé quá nặng, bạn có thể đặt bé nằm xuống đùi của mình.

- Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai của trẻ).

- Kiểm tra miệng xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực.

Bước 4: Ấn ngực

- Đặt bé nằm trên đùi bạn với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa của bạn nên để ngay giữa ngực.

- Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc.

Bước 5: Kiểm tra lại miệng bé và loại bỏ dị vật

Xem bé đã thở lại chưa, nếu chưa, tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn ngực cho tới khi xe cấp cứu tới.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem