Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút chót, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường

Hà Tùng Long Thứ bảy, ngày 22/04/2023 13:49 PM (GMT+7)
Chương trình nghệ thuật Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023 đã chính thức diễn ra vào tối qua (21/4) tại Quảng trường Hùng Vương (TP Việt Trì, Phú Thọ).
Bình luận 0

Chương trình năm nay mang chủ đề "Linh thiêng nguồn cội – Đất Tổ Hùng Vương" do Thạc sĩ, nhà biên kịch Lê Thế Song chịu trách nhiệm xây dựng kịch bản và tổng đạo diễn. Chương trình gồm 3 phần: Linh thiêng nguồn cội – Đất Tổ Hùng Vương, Tinh hoa di sản và Khát vọng Lạc Hồng với sự tham gia của 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp thuộc các đơn vị nghệ thuật trung ương và các địa phương cùng lực lượng học sinh, sinh viên các trường phổ thông, đại học trên địa bàn TP Việt Trì. Ngoài ra, còn sự góp mặt của ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ, Ngọc Ký, Ngọc Liên, NSND Thanh Hoài, NSND Thúy Ngần, NSƯT Ngọc Bích, NSƯT Dịu Hương, Nghệ nhân Văn Tuấn, Khánh Hồng, Nghệ nhân dân gian Phạm Hải Hưng....

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 1.

Ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ biểu diễn ở phần đầu chương trình. Ảnh: LQT.

Với tổng thời lượng 90 phút (gồm cả phần lễ), chương trình nghệ thuật được đầu tư xây dựng công phu, quy mô hoành tráng theo hình thức nghệ thuật tổng hợp, lấy ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật các di sản văn hóa làm chủ đạo; âm nhạc, lời bình làm nhiệm vụ kết nối các tiết mục và diễn giải nội dung mang tính nghệ thuật cao, nổi bật không gian lễ hội, đậm nét văn hóa các vùng, miền. 

Trong đó, điểm nhấn đặc biệt là màn trình diễn của 12 di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, niềm tự hào của người dân Việt đã được UNESCO ghi danh, gồm: Hát Then, Ca Trù, nghệ thuật xòe Thái, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Dân ca Ví- Giặm Nghệ Tĩnh, Nhã nhạc cung đình Huế, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, nghệ thuật Bài Chòi, Đờn ca tài tử, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên…. 

Các hình thức di sản được trình diễn xuyên suốt liên tục trên sân khấu qua sự dàn dựng của - kíp sáng tạo, bằng thiết kế của nghệ thuật, hình ảnh, âm thanh, phối khí... mang lại nhiều hiệu ứng lan tỏa. Điều quan trọng nhất là khán giả cảm nhận được giá trị của di sản gốc một cách tốt nhất, từ đó thêm tình yêu, niềm tự hào về những giá trị văn hóa đã được cha ông ta dựng xây, vun đắp và trao truyền qua nhiều thế hệ.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 3.

Các thế hệ trình diễn di sản Hát Xoan - Phú Thọ trong chương trình. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi kịch bản vào phút chót

Chia sẻ với Dân Việt, Tổng đạo diễn Lê Thế Song bày tỏ: "Tôi muốn thông qua lễ khai mạc này để mọi người dân đều thấy tự hào về miền di sản Phú Thọ với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và nghệ thuật Hát xoan. Điểm đặc biệt của màn biểu diễn này là có sự tham gia của 100 nghệ nhân dân gian lớn tuổi và 90 học sinh tiểu học từ 4 phường Hát xoan nổi tiếng của Phú Thọ. Điều này cũng thể hiện ý thức gìn giữ di sản, trao truyền di sản qua các thế hệ, gìn giữ bản sắc của dân tộc, thể hiện sự trường tồn của dân tộc, đó là niềm tự hào không chỉ của Phú Thọ mà của tất cả mọi người dân Việt Nam".

Theo Tổng đạo diễn Lê Thế Song, đây là một chương trình thể hiện các trình thức di sản của Việt Nam một cách chi tiết nhất, nguyên bản nhất mà rất nghệ thuật. Di sản lần đầu tiên được trình diễn một cách có hệ thống và đầy đủ nhất, đem tới cho công chúng góc nhìn rõ nhất, ấn tượng nhất trên sân khấu lớn. Khán giả nhìn thấy sự độc đáo của di sản, giao thoa và lan tỏa của các di sản với nhau, trong cùng một dân tộc Lạc Việt có sự gắn kết các loại hình văn hóa nghệ thuật, tạo nên sự tổng hợp sự gắn kết của ngàn năm tích tụ lại.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 5.

Tổng đạo diễn Lê Thế Song chỉ đạo trước giờ diễn ra chương trình. Ảnh: LQT.

Tổng đạo diễn Lê Thế Song cho biết thêm rằng, cái khó nhất khi bắt tay vào dàn dựng chương trình đó là phải làm sao để kể được thật rõ, thật đẹp câu chuyện về niềm tự hào di sản. Từ đó, lan tỏa những giá trị và thông điệp về bảo vệ di sản. 12 di sản dù riêng lẻ, khác biệt nhưng lại được lồng trong tinh thần của con Lạc, cháu Hồng trên Đất Tổ linh thiêng.

"Chương trình đã có rất nhiều thay đổi vào phút chót vì phải đảm bảo thời lượng của truyền hình trực tiếp trên VTV1, lúc này tôi vô vùng lo lắng. Bản thân tôi từng "cầm trịch" nhiều lễ hội lớn như Lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái), tham gia nhóm tác giả kịch bản Seagames 31, Lễ hội hoa Đà Lạt 2023, Lễ hội cà phê Ban Mê Thuột năm 2023.... nên không lo lắng cho mình mà chỉ lo ê-kíp chạy không kịp chương trình. Ngay buổi chiều, các thành viên trong ê-kíp sản xuất và các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên tham gia đã phải vừa ăn, vừa tập, vừa hoàn thiện các khâu ráp nối sân khấu. Và ê-kíp sản xuất lẫn các nhân sự tham gia đều phải nỗ lực 200% mới hoàn thành được tất cả mọi thứ theo đúng dự kiến trước giờ diễn ra chương trình. Điều vui mừng nhất là thời tiết rất ủng hộ, lãnh đạo tỉnh và khán giả cũng rất say mê, thích thú, mãn nhãn với chương trình", đạo diễn Lê Thế Song nói thêm.

Một số hình ảnh trong chương trình:

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 7.

Hào khí Lạc Việt, niềm tự hào con Lạc cháu Hồng lan tỏa ngay từ những tiết mục đầu tiên. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 8.

Những đại cảnh được đầu tư công phu, đậm sắc màu văn hóa Việt. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 9.

Linh thiêng nguồn cội là chương mở màn của chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Đền Hùng. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 10.

Tái diễn hình ảnh cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ cùng 100 con trước khi chia tay để lên rừng, xuống biển. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 11.

Mỗi tiết mục là một đại cảnh với sự tham gia của hàng chục đến hàng trăm diễn viên, nghệ sĩ. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 12.

Di sản Hát Then đàn tính của người dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Tây Bắc. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 13.

Non nước Tây Bắc hiện lên đầy sinh động qua những điệu hát then và phong tục tập quán bình dị. Ảnh: LQT.

Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng thay đổi vào phút cuối, Tổng đạo diễn Lê Thế Song kể chuyện hậu trường - Ảnh 14.

Các nghệ nhân trình diễn di sản ca trù. Ảnh: LQT.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem