Chuyện ghi ở làng nghề nông thôn: Khát vọng học tiếng Anh để bứt phá

Thanh Lê Thứ bảy, ngày 31/08/2019 11:14 AM (GMT+7)
Với 3 tiết tiếng Anh/tuần, tổng thời lượng chương trình dạy tiếng Anh phổ thông 7 năm do Bộ GD-ĐT ban hành chỉ khoảng 700 tiết học. Để con em có thể “nói tàm tạm” tiếng Anh, nhiều gia đình cả ở thành thị và nông thôn không tiếc tiền cho con học thêm, tìm kiếm các mô hình học nâng cao tiếng Anh…
Bình luận 0

Tuy nhiên, để có thể hội nhập quốc tế- bước đầu thông qua việc du học, học sinh Việt Nam không thể chỉ “nói tàm tạm” tiếng Anh mà phải thực sự sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 trong học tập và giao tiếp. Đây chính là cửa ải để học sinh có thể vượt vũ môn và con đường nào để các em có thể “hóa rồng” chính là trăn trở của rất nhiều phụ huynh.

img

Lớp học môn Kinh doanh trong Chương trình A Level tại TH School- nơi học sinh học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh học thuật.

Khát vọng “lên đời” làng nghề thông qua giáo dục…

Ròng rã 4 năm trời, chị Nguyễn Thị Yến, Chủ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng và đồ gỗ lớn ở xã Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội) cùng một vài gia đình khá giả trong khu vực thuê xe ô tô đưa đón 2 con chị và 7 cháu khác đi học ở một trường điểm có tiếng ở nội thành Hà Nội. Hàng ngày, con chị phải đi học từ 6h sáng, vượt qua quãng đường hơn 20km/ngày từ Thạch Thất vào Cầu Giấy. Tổng chi phí cho mỗi con từ 12 tới 15 triệu đồng/tháng.

Chi phí cao và đi lại vất vả như vậy nhưng chị Yến vẫn “đầu tư” bởi chị muốn con chị học tốt tiếng Anh: “Trường cháu học được giới thiệu là trường song ngữ, tôi hi vọng cháu học ở đó sẽ tiếp cận và nói tốt tiếng Anh hơn học ở Thạch Thất”- chị chia sẻ.

Thạch Thất là khu vực làng nghề cực kỳ sầm uất ở phía Tây Hà Nội, từ đường cao tốc Láng- Hòa Lạc rẽ vào, khu vực này san sát làng nghề, từ làng cơ kim khí Phùng Xá (hiện đã phát triển thành làng luyện và buôn bán sắt thép) tới làng đồ gỗ- làm sofa Hữu Bằng, Thạch Xá. Xa hơn 1 chút là làng mộc Chàng Sơn- giờ cũng đã phát triển thành khu vực cung cấp gỗ sỉ và đồ mộc dân dụng nổi tiếng. Kinh tế phát triển mạnh, nhiều gia đình đã bước đầu vươn ra làm ăn với nhiều đối tác nước ngoài và cũng nuôi tham vọng buôn bán, xuất khẩu hàng hóa đi các nước. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ ở đây đã sớm đầu tư cho con cái học tiếng Anh và đi du học, với mục đích rõ ràng là quay về tiếp quản cơ ngơi kinh doanh của cha mẹ và phát triển lên tầm cao mới.

img

Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá đang phát triển rất mạnh mẽ. Hầu hết phụ huynh có nhu cầu cho con cái học tiếng Anh, du học để về tiếp quản công việc kinh doanh

Vì vậy, những gia đình như chị Yến không tiếc tiền cho con học các trường tư có quảng cáo là “dạy song ngữ”. Tuy nhiên, năm học này chị Yến đã phải cho con quay về trường làng học, bởi ngôi trường con chị đang theo học thực tế chỉ dạy 8 tiết tiếng Anh/tuần, con chị học đã 4 năm nhưng trình độ tiếng Anh không thấy cải thiện. Chị mong muốn tìm được mô hình học mà con chị “thực sự được học tiếng Anh chuẩn và lưu loát” nhưng rất thiếu thông tin và bị hoa mắt bởi các loại quảng cáo học tiếng Anh ở Hà Nội. Cuối cùng, chị chọn phương án cho con học trường làng và đi học thêm tiếng Anh tại một trung tâm tiếng Anh lớn mới mở gần nhà dù biết rằng học như vậy cũng chỉ mới ở mức “tàm tạm”.

Chị Yến cũng cho biết thêm, nhiều gia đình ở đây có khả năng chi trả toàn bộ chi phí cho con đi du học ở Úc, Mỹ, Singapore… nhưng do trình độ tiếng Anh hạn chế, khả năng theo học và tiếp cận kiến thức kinh doanh bị giới hạn.

Anh Nguyễn Quang Thạch, một người đang vận động cho chương trình sách hóa nông thôn hiện cũng đang rất trăn trở về việc học tiếng Anh ở khu vực này.

Một ví dụ điển hình mà anh dẫn chứng là trường hợp học sinh P.N.D đạt giải toán quốc tế, tìm được học bổng du học ngành học yêu thích ở Hongkong nhưng đã 2 năm vẫn chưa thể đi được vì trình độ tiếng Anh chưa đủ. Anh nhận định: “Điều dễ thấy là D không được học tiếng Anh từ nhỏ và ít nhất là 3 năm học năng khiếu Hà Tĩnh”.

Trình độ tiếng Anh không đủ đã khép lại cánh cửa du học của rất nhiều học sinh có năng lực, có khát vọng vươn lên; và dường như cũng đóng cả cánh cửa vươn lên của nhiều làng nghề có tiềm năng như ở Thạch Thất.

img

Thầy Dennis Smith, một chuyên gia ngôn ngữ Anh của TH School mô tả về 3 bước học và tư duy bằng tiếng Anh.

Làm gì để bứt phá?

Theo anh Nguyễn Quang Thạch, hiện mạng xã hội, internet đã phủ kín các vùng quê nên việc học sinh tự học qua sách và qua các phần mềm/ứng dụng học tiếng Anh cũng có thể góp phần nâng cao trình độ tiếng Anh.

Tuy nhiên, học tập cũng cần có môi trường, có sự rèn luyện. Đặc biệt là tiếng Anh. Hãy cùng xem học sinh – để rèn được tiếng Anh và tư duy bằng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 cần phải làm gì?

Tại trường Tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội), học sinh lớp CIE (Cambridge International Examinations) học chương trình của Bộ GD&ĐT theo chuẩn kiến thức kĩ năng kết hợp với chương trình bổ sung nâng cao Toán, Ngữ văn và chương trình Quốc tế Cambridge học một số môn như English, Maths, Science, … bằng Tiếng Anh (14 tiết/tuần, trong đó 13 tiết học với giáo viên bản ngữ có trợ giảng bởi giáo viên Việt nam).

Một phụ huynh nhận xét: “Con được học bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Điều này mặc nhiên vừa giúp con, vừa “ép” con phải học cách để sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 một cách bài bản mà lại phù hợp với khả năng của con. Ngôn ngữ thứ hai đồng nghĩa với việc các con phải dùng được tiếng Anh vào tất cả các việc trong cuộc sống hàng ngày, trong các lĩnh vực thiết thực với đời sống…”

Còn tại trường TH School- một ngôi trường đang giảng dạy chương trình Cambridge kết hợp với chương trình Việt Nam học (Ngôn ngữ, Lịch sử, Địa lý Việt Nam) cho học sinh từ mẫu giáo tới hết THPT- thì môn tiếng Anh được dạy một cách đặc biệt. Để theo học chương trình quốc tế chuẩn Cambridge hoàn toàn bằng tiếng Anh,học sinh tại đây được hỗ trợ tối đa để làm chủ ngôn ngữ này. Tổ bộ môn tiếng Anh có 2 nhiệm vụ:  dạy tiếng Anh học thuật để học sinh có thể học bằng tiếng Anh trong tất cả các bộ môn và dạy tiếng Anh bổ trợ (EAL -English as Aditional Language)cho học sinh có tiếng Anhchưa tốt khi vào trường.

img

Các giáo viên bộ môn quốc tế ở TH School có chuyên môn sâu vẫn tham gia khóa học TESMC  để có thể hỗ trợ từng học sinh trong việc học tiếng Anh tại các lớp học bộ môn 

Cách dạy này hoàn toàn khác biệt với cách dạy ở các trung tâm tiếng Anh và các trường phổ thông. Các trung tâm tiếng Anh chia học sinh theo trình độ nên vào lớp học tiếng Anh, độ tuổi khác nhau nhưng cùng trình độ; còn các trường phổ thông thì dàn đều 3 tiết/tuần với rất ít thực hành. Tại TH School, đối với môn tiếng Anh, học sinh sẽ được chia theo trình độ với các giáo trình học được thiết kế riêng theo khả năng của từng em. Nhưng khi vào các  môn học khác, học sinh lại học cùng lớp với nhauvà các giáo viên EAL sẽ cùng vào lớp hỗ trợ học sinh đểcó thể hiểu đầy đủ bài giảng. Không chỉ vậy, các giáo viên bộ môn cũng được đào tạo để vừa có khả năng truyền tải kiến thức môn học vừa dạy tiếng Anh.

Theo thầy Dennis Smith, một chuyên gia ngôn ngữ Anh của TH School: “Chúng tôi không chỉ dạy học sinh tiếng Anh mà còn dạy các em tư duy bằng tiếng Anh. Chúng tôi dạy các em tư duy từ sự đơn giản của ngôn ngữ nói sang sự uyển chuyển, phức tạp của ngôn ngữ viết. Quá trình dịch chuyển từ tư duy nói đơn giản sang làm người khác hiểu, thuyết phục được người khác bằng cả ngôn ngữ nói và viết sẽ giúp các em phát triển kĩ năng lãnh đạo, thuyết trình trước đám đông...”.

img

Giáo viên nước ngoài hướng dẫn học sinh bằng tiếng Anh.

Thầy Gordon William Robertson, Giáo viên môn Kinh doanh trường TH School cho biết, trình độ tiếng Anh sử dụng trong môn học này được yêu cầu rất cao, học sinh luôn được kỳ vọng là phải hiểu, phân tích các văn bản và viết luận. Để làm được điều đó, thầy khuyến khích học sinh nâng cao vốn từ vựng bằng cách đặt câu hỏi của riêng mình, học và hiểu các từ khóa, chăm chỉ thực hành nói.

Đây được coi là những mô hình “du học tại chỗ” học hoàn toàn bằng tiếng Anh ở bậc phổ thông tại Việt Nam phù hợp với nhu cầu học của các gia đình có mong muốn con học chuyên sâu và giỏi tiếng Anh để phát triển kinh doanh. Với học sinh nông thôn, đây cũng là cách học đáng để tham khảo (học từ vựng hàng ngày, học qua Internet và qua các tình huống thực tế) để rèn luyện, nâng cao năng lực tiếng Anh cho các mục tiêu lâu dài trên con đường học vấn.

Môn tiếng Anh chương trình Cambridge không chỉ nhằm rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Anh ứng dụng như các chương trình vẫn được dạy tại các trung tâm ngoại ngữ mà mang “màu sắc học thuật” và yêu cầu học sinh phải luyện viết khá nhiều. Thực tế cho thấy, viết luận và thiếu kiến thức nền về kinh tế, văn hóa, xã hội là hai điểm yếu của học sinh Việt Nam khi ra nước ngoài du học. Nếu theo học bài bản chương trình Cambridge, học sinh sẽ có thể tự tin bắt kịp giáo dục thế giới không thua kém học sinh quốc tế nào.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem