Cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển dịch do cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh

Mạnh Hùng Thứ năm, ngày 25/04/2024 11:00 AM (GMT+7)
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP.HCM thời gian qua còn chậm chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Điều này một phần do các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch chưa đủ mạnh.
Bình luận 0

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP.HCM còn chậm chuyển dịch

Theo UBND TP.HCM, cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP.HCM thời gian qua còn chậm chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Nút thắt chủ yếu là cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị chưa đủ mạnh, các vướng mắc chậm tháo gỡ.

Thêm vào đó là các tác động tiêu cực của đô thị theo chiều hướng bất lợi. Việc thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn gặp khó khăn.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị của TP.HCM chỉ tập trung vào khâu sản xuất, , chưa chú ý nhiều đến khâu chế biến. Chế biến nông sản xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở huyện Củ Chi. Ảnh: Mạnh Hùng

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị của TP.HCM chỉ tập trung vào khâu sản xuất, chưa chú ý nhiều đến khâu chế biến. Chế biến nông sản xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở huyện Củ Chi. Ảnh: Mạnh Hùng

UBND TP.HCM cũng nhìn nhận, Thành phố đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị. Nhìn chung, các chính sách hiện nay vẫn chưa tạo sức đột phá để thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị.

Hầu hết các chính sách mới chỉ tập trung vào khâu sản xuất, chưa chú ý nhiều đến khâu chế biến, khâu dịch vụ trong chuỗi cung ứng nông sản, như vận chuyển, bảo quản, quảng bá, tiếp thị, xúc tiến thương mại đến người tiêu dùng.

Nông nghiệp TP.HCM thiếu chính sách, giải pháp cụ thể hóa chủ trương thúc đẩy phát triển liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại, chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn với các địa phương trong vùng và khu vực.

Các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách chậm được tháo gỡ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất như pháp lý xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; tiếp cận được vốn vay hồ trợ lãi suất cho hộ chăn nuôi; chuyến đối đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác, nhất là đất trồng lúa,...

Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị là một chính sách đặc thù, thể hiện tư duy đổi mới của TP.HCM, được triển khai từ năm 2011. Nhưng từ năm 2020 đến nay, việc triển khai gặp nhiều vướng mắc từ khâu bố trí nguồn kinh phí đến việc giải ngân kinh phí.

Nhiều khó khăn chậm được tháo gỡ như pháp lý xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Một nhà vườn trồng hoa lan ở huyện Bình Chánh. Ảnh: Mạnh Hùng

Nhiều khó khăn chậm được tháo gỡ như pháp lý xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Một nhà vườn trồng hoa lan ở huyện Bình Chánh. Ảnh: Mạnh Hùng

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị, TP.HCM xác định cần có hệ thống cơ chế, chính sách phải đủ mạnh, có tác dụng hỗ trợ, dẫn dắt phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh, bền vững.

TP.HCM tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; rà soát cập nhật bổ sung, đề xuất các cơ chế, chính sách mới; trong đó vừa cụ thể hóa chính sách của Trung ương, vừa chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố.

Chính sách phải bám sát chủ trương phát triển trên 3 lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có vai trò thúc đẩy, dẫn dắt các thành phần kinh tế tham gia đóng góp chủ yếu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem