"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người

Thứ năm, ngày 29/06/2023 18:21 PM (GMT+7)
"Cổng địa ngục" ở Darvaza (Turkmenistan) không ngừng cháy suốt 50 năm qua do sai lầm trong quá trình thăm dò địa chất năm 1971.
"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 1.

Hố gas Darvaza (Turkmenistan) còn được gọi là “Cổng địa ngục” là một hiện tượng địa chất độc đáo ở giữa lòng sa mạc Karakum với ngọn lửa cháy liên tục suốt 50 năm qua, thu hút các tín đồ du lịch ưa mạo hiểm. Ảnh: George Kourounis.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 2.

Chính phủ Turkmenistan từng quan ngại rằng sự xuất hiện của miệng núi lửa Darvaza sẽ làm giảm danh tiếng của nơi đây. Bởi vậy, không ít cuộc nói chuyện nghiêm túc về việc dập tắt hoàn toàn miệng núi lửa được diễn ra. Ngược lại với nỗi lo ấy, "Cổng địa ngục” trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực. Ảnh: Adventurous Travels.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 3.

Nhiều du khách đến đây để chứng kiến ngọn lửa mê hoặc vào ban đêm, tạo nên một trải nghiệm siêu thực và khó quên. Ảnh: Elliott Davies.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 4.

Không chỉ là một hiện tượng địa chất độc đáo, “Cổng địa ngục" còn là lời nhắc nhở về tác động môi trường do các hoạt động của con người gây ra do sự cố khi thăm dò địa chất. Ảnh: Rad Season.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 5.

Cái hố lửa này được tạo ra do sai lầm trong quá trình thăm dò địa chất năm 1971. Một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất. Tuy không để lại thương vong về người, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan nhanh chóng đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70 m. Ảnh: National Geographic.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 6.

Để ngăn chặn khói nguy hiểm lan rộng, khí gas tại hiện trường đã được đốt cháy. Tuy nhiên, ngọn lửa không tắt cho tới nay. Những nỗ lực trước đó để dập tắt miệng hố đã không thành công. Từ sai lầm của giới khoa học, miệng núi lửa - rộng 70 m và sâu 20 m đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở đất nước Trung Á này. Ảnh: Rex.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 7.

Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, miệng núi lửa Darvaza còn là địa điểm hiếm có cho giới nghiên cứu và học tập địa chất. Sự hình thành của miệng núi lửa, được cung cấp năng lượng bởi khí tự nhiên, mang đến cho các nhà khoa học cơ hội nghiên cứu quá trình địa chất và tài nguyên hydrocarbon trong khu vực này. Bên cạnh đó, nơi đây như một phòng thí nghiệm tự nhiên giúp giới khoa học tìm hiểu tác động của quá trình đốt cháy khí lâu dài đối với môi trường xung quanh. Ảnh: AP.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 8.

Năm 2010, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymuhamedov quyết định lấp đất vào miệng hố để nó ngừng cháy. Tuy nhiên 4 năm sau, giới chức Turkmenistan đã quyết định mở cửa cho du khách tới tham quan miệng hố này. Ảnh: Shutterstock.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 9.

Năm 2014, nhà thám hiểm George Kourounis đã trở thành người đầu tiên khám phá miệng hố bốc cháy ở “Cổng địa ngục". Để có thể tham quan rõ miệng hố, Kourounis đã phải mặc áo bộ chống nhiệt chuyên dụng và rất nhiều thiết bị để hỗ trợ. "Từ quái dị chưa đủ để miêu tả hành động này. Điều này thực sự đáng sợ, nhưng khi ở dưới, bạn có thể cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của nó. Những âm thanh ở dưới hố như động cơ phản lực, áp suất cao", Kourounis cho biết. Ảnh: George Kourounis.

"Cổng địa ngục" rực cháy suốt nửa thế kỷ vì sai lầm của con người - Ảnh 10.

Vào năm 2018, tổng thống Turkmenistan đã chính thức đổi tên miệng núi lửa thành “ánh hào quang của Karakum”. Tuy nhiên, đầu năm 2022, ông Berdymukhamedov lại yêu cầu các quan chức dập tắt đám cháy tại miệng núi lửa Darvaza ở giữa sa mạc Karakum rộng lớn do các quan ngại về môi trường và kinh tế. Ảnh: Elliott Davies.

PV (Theo Zing)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem