Để phát triển sản phẩm du lịch đêm, nhiều địa phương đề xuất giảm giá... điện

Huy Hoàng Thứ ba, ngày 15/08/2023 16:39 PM (GMT+7)
Ngày 15/8, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam. Đồng loạt các Sở du lịch tỉnh, thành phố đưa ra những kiến nghị, giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch đêm.
Bình luận 0

Sản phẩm du lịch đêm: Giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch

Hà Nội, Ninh Bình đồng loạt kiến nghị giải pháp này để phát triển sản phẩm du lịch đêm - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Trần Huấn

Phát biểu tại hội nghị được trực tuyến tới 61 đầu cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung về các văn bản mới của ngành du lịch hướng tới các nhóm đối tượng là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hoặc có liên quan.

Hà Nội, Ninh Bình đồng loạt kiến nghị giải pháp này để phát triển sản phẩm du lịch đêm - Ảnh 2.

Hội phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam. Ảnh: Trần Huấn

Theo đó, thực hiện triển khai Nghị quyết 82/NQ-CP của Chính phủ về "nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững" và và đề án phát triển sản phẩm du lịch đêm, Phó Giám đốc Sở du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết: "Phát triển sản phẩm du lịch đêm, chúng tôi tổ chức 4 nhiệm vụ trọng tâm và sẽ xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đêm ở các điểm có tiềm năng theo hai hướng. Thứ nhất là hoàn thiện, nâng cao mô hình du lịch đêm hiện đang hoạt động tại các quận trung tâm Hoàn Kiếm và Tây Hồ; Thứ hai là quy hoạch xây dựng các tổ hợp du lịch đêm chuyên biệt tại các khu vực ngoại thành".

Ông Nguyễn Hồng Minh kiến nghị Bộ VHTTDL sớm tham mưu cho Chính phủ phê duyệt quy hoạch, hệ thống du lịch nhiệm kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045, qua đó tạo cơ sở để các địa phương, trong đó có Hà Nội triển khai công tác quy hoạch du lịch, thu hút nhà đầu tư các khu du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia bao gồm: Khu du lịch Ba Vì, khu du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, và đồng mô; khu du lịch danh thắng, khu du lịch Chùa Hương.

Hà Nội, Ninh Bình đồng loạt kiến nghị giải pháp này để phát triển sản phẩm du lịch đêm - Ảnh 3.

Sản phẩm du lịch đêm. Du khách quốc tế thích thú với phố đi bộ ở quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Huy Hoàng

Bộ VHTTDL sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, khu vực bán quà tặng, sản phẩm du lịch… tại một số khu du lịch trọng điểm, các khu du lịch cộng đồng, qua đó tạo hành lang pháp lý rõ ràng để các địa phương có thể chủ động xây dựng ban hành Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù cho từng địa phương.

Kiến nghị Bộ VHTTDL xây dựng một chiến lược tổng thể về quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế và Bộ VHTTDL là cơ quan chủ trì, kết nối tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Xây dựng kế hoạch hợp tác với một số đối tác truyền thống quốc tế lớn, uy tín để xây dựng chương trình quảng bá tổng thể về du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông này. Bởi theo ông Nguyễn Hồng Minh, hiện nay, các địa phương đang quảng bá, xúc tiến chương trình du lịch riêng lẻ trên các kênh truyền thông quốc tế dẫn đến sự chưa đồng nhất, tính hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương gặp khó trong việc triển khai do vướng mắc các quy định của pháp luật.

Đồng thời nên phối hợp với thương hiệu quốc tế uy tín trong các lĩnh vực hoạt động du lịch như Michelin, Netflix để định hình, định vị thương hiệu của du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng cao, phục vụ nhóm đối tượng chi phí cao. Hà Nội sẵn sàng đóng góp kinh phí theo chương trình chung của Bộ VHTTDL.

Và kiến nghị tiếp, theo ông Nguyễn Hồng Minh, trong giai đoạn Covid-19, Chính phủ đã đồng ý áp dụng mức giá điện sản xuất đối với cơ sở lưu trú và tạo ra một hiệu ứng rất tích cực hỗ trợ phục hồi du lịch, tuy nhiên chính sách này hiện đã hết hiệu lực, vì vậy ông đề xuất Bộ VHTTDL tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, quyết định chính sách áp dụng mức giá điện sản xuất đối với các cơ sở lưu trú.

Đồng quan điểm về kiến nghị của Sở du lịch Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cũng đề xuất với Bộ VHTTDL về xây dựng một chiến lược tổng thể về quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam và là đầu mối cho các tỉnh, thành phố triển khai và thực hiện. Tham mưa tiếp với Chính phủ, các Bộ, Sở, ban ngành về giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú.

Phát triển sản phẩm du lịch đêm: Không chỉ đề xuất giảm giá điện

Hà Nội, Ninh Bình đồng loạt kiến nghị giải pháp này để phát triển sản phẩm du lịch đêm - Ảnh 4.

Du khách chen chân tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đón giao thừa 2023 tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Huy Hoàng

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lợi thế phát triển sản phẩm du lịch đêm là thu hút khách du lịch, tạo điểm nhấn, màu sắc cho từng vùng miền, với thành phố Hồ Chí Minh đã có lợi thế là thành phố không ngủ.

Thành phố Hồ Chí Minh có gần 32.000 cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng có địa chỉ cố định và có hàng vạn các cơ sở quán ăn lề đường, đường phố. Trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã thúc đẩy các lợi thế cũng như xây dựng các phố ẩm thực đặc trưng, các hoạt động văn hóa trải nghiệm như city tour về đêm. 

Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế thì theo đại diện Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn những băn khoăn, trăn trở và mong muốn đề xuất. Thứ nhất với dịch vụ kinh tế ban đêm cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước, hộ kinh doanh và người dân để không dẫn tới tự phát, là rào cản trong phát triển sản phẩm du lịch đêm. Mỗi người dân, mỗi hộ kinh doanh phải là một hướng dẫn viên, một đại sứ của du lịch để vừa là kinh doanh, phát triển kinh tế bên cạnh phải là mang màu sắc, hình ảnh đặc sắc phục vụ du khách.

Kiến nghị quy định về hoạt động, sản phẩm ưu tiên phát triển ban đêm, thời gian hoạt động, giấy phép hoạt động, các tiêu chuẩn cho từng loại hình kinh doanh cũng như quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền cho từng đơn vị để phân quyền một cách rõ ràng.

Mỗi địa phương cần có những sản phẩm đặc thù để chăm chút, để xây dựng mô hình. Khuyến khích các doanh nghiệp trong địa bàn tham gia, cũng như tạo ra các sản phẩm đặc thù để tăng trải nghiệm, tăng chi trong chi tiêu của du khách.

Vấn đề tiếp theo cần quan tâm trong phát triển sản phẩm du lịch đêm là phải đảm bảo môi trường tiếng ồn, bởi những hoạt động về ban đêm thường gây ra tiếng ồn trong quá trình tổ chức các hoạt động giải trí, gây ảnh hưởng tới người dân và các hộ xung quanh. Đặc biệt khoảng thời gian về khuya.

Phải đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn. Phải tạo sức hút từ sản phẩm du lịch ban đêm mà không chèo kéo, đe dọa, chặt chém du khách. Đây là vấn đề chúng ta cần quán triệt các hộ kinh doanh khi thực hiện phát triển sản phẩm du lịch đêm.

Bên cạnh những kiến nghị, giải pháp đồng loạt về chuyển đổi số, giảm giá điện, liên kết xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch, cơ chế chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư của các Sở Du lịch các tỉnh, thành phố tại Hội nghị cũng có đề xuất khác như với Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa thì đề xuất hỗ trợ tỉnh tổ chức các sự kiện quy mô mang tầm quốc gia, quốc tế để quảng bá, khẳng định thương hiệu du lịch Nha Trang.

Sở Du lịch Đà Nẵng kiến nghị quy định thời gian hoạt động sản phẩm du lịch đêm; chính sách phúc lợi cho người lao động về đêm.

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế kiến nghị bổ sung đưa vào luật du lịch, việc phân cấp, ủy quyền một số nội dung cho UBND cấp huyện quản lý để thẩm định cơ sở lưu trú đủ điều kiện tối thiểu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem