HÀNH TRÌNH GIẢI CỨU 20 CHÚ CHÓ VÀ ĐÓNG CỬA CƠ SỞ GIẾT MỔ TẠI THÁI NGUYÊN

Ngày 18/11, HSI (tổ chức chuyên bảo vệ động vật trên thế giới) đã tiến hành giải cứu thành công 20 chú chó tại một cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Được biết, chủ cơ sở giết mổ chó đã tự nguyện đóng cửa vĩnh viễn việc kinh doanh thịt chó.


KHAI TRƯƠNG TRẠM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT

Sáng nay 18/11, HSI (tổ chức chuyên bảo vệ động vật trên thế giới) đã phối hợp với Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức triển khai, nâng cấp, khai trương trạm cứu hộ động vật và tiến hành giải cứu 20 chú chó tại một cơ sở giết mổ chó nổi tiếng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


Hành trình giải cứu 20 chú chó và đóng cửa cơ sở giết mổ chó đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hình ảnh sự kiện hợp tác trong vấn đề bảo vệ và cứu hộ động vật giữa Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tổ chức HSI Việt Nam.

img
img

PGS,TS. Nguyễn Hưng Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (trái) và bà Thẩm Phượng - Giám đốc HSI Việt Nam (phải) phát biểu tại sự kiện.

PGS,TS. Nguyễn Hưng Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết, bệnh dại là dịch bệnh phổ biến ở Việt Nam, buôn bán thịt chó là một nguyên nhân góp phần làm lây lan vi rút này sang người. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác cùng HSI Việt Nam trong chương trình mô hình để thay đổi, một chương trình đầu tiên dành cho đất nước chúng tôi giúp chứng minh được những người buôn bán thịt chó hoàn toàn có thể chuyển đổi sang sinh kế tốt hơn, an toàn hơn.


img
img

Các đại biểu cắt băng khánh thành khai trương trạm cứu hộ động vật tại Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Giám đốc HSI Việt Nam, bà Thẩm Phượng chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào khi mang chương trình "Mô hình để thay đổi" về Việt Nam. Việc buôn bán thịt chó không chỉ tàn ác đến khó tin, mà còn tiềm ẩn nguy cơ vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người từ việc lây truyền các bệnh có khả năng gây chết người như bệnh dại.


img
img
img
img

Trạm cứu hộ động vật tại Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên được chia thành nhiều phòng rộng rãi và có cả khu vui chơi dành cho chó.


TIẾN HÀNH GIẢI CỨU THÀNH CÔNG 20 CHÚ CHÓ VÀ ĐÓNG CỬA CƠ SỞ GIẾT MỔ CHÓ TẠI THÁI NGUYÊN

Trong sáng nay 18/11, HSI Việt Nam cùng với các nhà quản lý và cán bộ chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã có mặt tại hiện trường để giúp ông Hiệp chấm dứt hoạt động giết mổ chó của mình và giải cứu 20 con chó còn sống được tìm thấy tại cơ sở.


img
img

Đại diện HSI Việt Nam kiểm tra tình trạng những chú chó tại cơ sở giết mổ và nhà hàng thịt chó của ông Đàm Thế Hiệp.

Được biết, ông Đàm Thế Hiệp, chủ cơ sở giết mổ và nhà hàng thịt chó (tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã đồng hành với HSI Việt Nam trong chương trình đóng cửa cơ sở và giải cứu những chú chó còn sót lại cuối cùng để chúng được chăm sóc và nhận nuôi.


img
img
img
img

Những chú chó trước khi tiến hành giải cứu.

Trong 5 năm qua, trung bình mỗi ngày ông Hiệp giết 10-15 con chó. Ông đã trở thành người đầu tiên trong cả nước tham gia "Mô hình để thay đổi" (Models for Change) - Mô hình chuyển đổi mới được thực hiện bởi tổ chức HSI tại Việt Nam, nhằm giúp cộng đồng chuyển đổi sinh kế khỏi hoạt động buôn bán thịt chó nguy hiểm và vô nhân đạo.


img
img
img
img

Đại diện HSI và các tình nguyện viên Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên giúp những chú chó giảm căng thẳng và kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành giải cứu.

Bà Lola Webber - Giám đốc chương trình động vật đồng hành - HSI cho biết, chương trình "Mô hình để thay đổi" (Models for Change) được thực hiện tại Hàn Quốc từ năm 2015 và chúng tôi đã đóng cửa 17 trại chó và giải cứu được hơn 2.500 con chó. Những nông dân ở đó mong muốn từ bỏ nghề buôn bán thịt chó đã được hỗ trợ chuyển đổi sang các sinh kế bền vững hơn như trồng ớt hoặc rau mùi tây. HSI Việt Nam hiện đã sẵn sàng áp dụng các mô hình tương tự để giúp đỡ và hợp tác, tạo ra các chuyển đổi tích cực đối với hoạt động buôn bán thịt chó tại Việt Nam.


Hành trình giải cứu 20 chú chó và đóng cửa cơ sở giết mổ chó đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh 8.

Đây cũng là cơ hội để sinh viên Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lĩnh vực chuyên môn.

HSI cho rằng, cùng với việc ngăn chặn và giải quyết được những hành động vô nhân đạo liên quan đến việc bắt, buôn bán và giết mổ chó lấy thịt ước tính 5 triệu con mỗi năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. "Mô hình để thay đổi" (Models for Change) cũng sẽ điều kiện cho người lao động có một nguồn sinh kế mới, thoát khỏi hoạt động buôn bán nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm vi rút bệnh dại gây chết người. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để lấy thịt, có hơn 70 người chết vì bệnh dại, với hầu hết các trường hợp do chó cắn, một số trường hợp đã được xác minh liên quan đến giết mổ chó và thậm chí là ăn thịt chó. Tháng trước, chính quyền Hà Nội đã thông báo về cái chết của một người đàn ông mắc bệnh dại sau khi giết mổ chó làm thịt.


img
img
img

Ông Đàm Thế Hiệp tự tay bế những chú chó bàn giao cho HSI Việt Nam.

Ông Đàm Thế Hiệp xúc động chia sẻ: "Trước đây, do hoàn cảnh khó khăn nên tôi đã mở nhà hàng kinh doanh giết mổ chó để kiếm sống. Mỗi lần giết mổ, nhìn vào ánh mắt của những chú chó tôi cảm thấy rất thương tâm. Mặc dù vậy nhưng mỗi ngày, những chú chó vẫn thể hiện hành động tình cảm với tôi nên hôm nay tôi quyết định dừng kinh doanh giết mổ chó vĩnh viễn và bàn giao 20 con chó cuối cùng cho tổ chức HSI và Đại học Nông lâm Thái Nguyên để chăm sóc và tìm người nuôi".


img
img
img
img

Trong quá trình di chuyển những chú chó, đội giải cứu gặp muôn vàn khó khăn bởi một số chú chó bị nhốt lâu ngày xuất hiện tình trạng căng thẳng, sợ hãi. Đại diện HSI đã phải chui vào tận chuồng để giải cứu.

HSI đã tiến hành cuộc nghiên cứu tại Thái Nguyên và xác nhận rằng nguồn cung cho hoạt động buôn bán thịt chó ở Việt Nam có cả nguồn đến từ việc bắt chó thả rông trên đường phố hoặc trộm chó từ nhà dân. Những kẻ buôn bán thường sử dụng mồi tẩm độc, thường tẩm xyanua vào trong thịt viên để dụ chó, và bắt chó bằng súng bắn điện hoặc kìm sắt gây đau đớn. Những thông tin về trộm chó thường xuyên được đăng tải trên các kênh truyền thông của Việt Nam. Chủ vật nuôi thường bị tổn thất và chịu tác động của những vụ trộm chó này, và thường phải mua lại người bạn yêu quý của họ nếu may mắn tìm thấy chúng sau khi bị bắt. Các lái buôn cũng thu mua chó từ người dân địa phương, những người thỉnh thoảng bán chó "dư thừa" để kiếm thêm thu nhập. Lái buôn đi từ làng này sang làng khác bằng xe máy để gom chó cho đến khi đủ số lượng để giao cho các lò mổ hoặc nhà hàng. Chó bị nhốt chặt trong những chiếc lồng nhỏ trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày, nhiều con chó bị thương cũng như kiệt sức vì mất nước, ngạt thở, say nắng hoặc chết trước khi xe vận chuyển đến điểm cuối – lò mổ, chợ chó hoặc nhà hàng thịt chó.


img
img
img
img

20 chú chó được tiến hành giải cứu thành công.

Được biết, mối liên hệ giữa việc lây truyền bệnh dại và buôn bán thịt cho ở Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới xác định rõ ràng, và việc loại bỏ bệnh dại đang bị cản trở bởi sự tiếp diễn của các hoạt động buôn bán thịt chó. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã chứng minh rằng một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị nhiễm vi rút sau khi tiếp xúc với chó không phải do bị cắn mà do giết, mổ, và ăn thịt. Mẫu não chó được thu thập từ các lò mổ tại các tỉnh miền Bắc và Nam cũng phát hiện có vi rút gây bệnh dại. Mối liên hệ giữa bệnh dại và buôn bán thịt chó đã được xác định rõ ràng nên trong các năm 2018 và 2019, chính quyền thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã khuyến cáo người dân không tiêu thụ thịt chó để giảm nguy cơ mắc và lan truyền bệnh dại.


Hành trình giải cứu 20 chú chó và đóng cửa cơ sở giết mổ chó đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh 12.

Ông Đàm Thế Hiệp dỡ bỏ biển hiệu "đặc sản thịt chó" tại nhà hàng của mình.

Sau khi bỏ vĩnh viễn việc kinh doanh giết mổ thịt chó, ông Hiệp đã chuyển đổi sang kinh doanh giống cây trồng vật nuôi và phân bón.


img
img
img

20 chú chó được chuyển đến "ngôi nhà mới" tại trạm cứu hộ động vật - Khoa chăn nuôi - Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Một nghiên cứu năm 2016 – 2017 được thực hiện bởi Liên minh bảo vệ chó Châu Á (ACPA), trong đó HSI là một thành viên, phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia của Việt Nam, đã tiến hành sàng lọc bệnh dại trên 400 mẫu não chó từ 14 lò mổ ở Hà Nội. Kết quả cho thấy cứ 100 con chó thì có một con bị nhiễm bệnh dại, một tỷ lệ rất cao.


Hành trình giải cứu 20 chú chó và đóng cửa cơ sở giết mổ chó đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh 14.

Sau khi được giải cứu, những chú chó sẽ được chăm sóc tại tại trạm cứu hộ động vật - Khoa chăn nuôi - Đại học Nông lâm Thái Nguyên và chờ người đến nhận nuôi.

PHẠM HƯNG
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem