Hình ảnh tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"

Thứ sáu, ngày 08/09/2023 13:57 PM (GMT+7)
Sáng 8/9, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam" với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, chuyên gia, nông dân trong cả nước.
Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam" diễn ra tại trụ sở báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 2.

Ông Phan Huy Hà – Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt cho biết, vừa qua, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt đã có loạt bài phản ánh tình trạng nhập lậu sâm Trung Quốc, rồi giả mạo thành sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu. Nguy hiểm hơn, khi kiểm nghiệm sâm của Trung Quốc phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp nhiều lần cho phép.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 3.

Theo đó, "Báo Nông thôn Ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt tổ chức tọa đàm: "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam" để cùng với các nhà quản lý, chuyên gia tìm ra những giải pháp cụ thể nhất để ngăn chặn và xử lý sâm lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam, bảo vệ những nông dân của Việt Nam" - ông Phan Huy Hà – Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt khẳng định.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 4.

Cũng tại buổi tọa đàm, Nhà báo Thanh Hải - Trưởng ban Bạn đọc Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt thông tin trước đó, ngày 1/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 611/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 5.

Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện những thương nhân buôn bán "sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu" với mức giá rẻ hơn sâm chính gốc vài chục lần. Giá sâm Ngọc Linh chính gốc loại 1 lên đến hơn 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu cũng có giá trên 120 triệu đồng/kg. Còn trên thị trường trôi nổi, loại sâm mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu có mức giá chỉ vài triệu đồng/kg. Cơ quan chức năng đã nhiều lần phát hiện tình trạng nhập lậu sâm không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc về Việt Nam, trà trộn rồi mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 6.

Ông Thào Văn Sủn, nông dân trồng sâm tại Lai Châu cho rằng, việc hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của sâm Ngọc Linh trong nước và khiến cho những hộ trồng sâm Ngọc Linh như gia đình ông tổn thất nặng nề về kinh tế.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 7.

Buổi Tọa đàm được tổ chức tại Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt và trực tuyến với các địa phương: Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 8.

Ông Trần Đức An, Giám đốc điều hành Công ty CP Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum hướng dẫn phân biệt sâm Ngọc Linh với sâm Trung Quốc tại Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam".

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 9.

Tại buổi tọa đàm, ông Ngụy Đình Phúc – Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Kon Tum cho biết, người tiêu dùng trong vùng gặp nhiều thiệt hại. Trên thị trường sâm Việt Nam có rất nhiều loại sâm. Thậm chí trên không gian mạng, có rất nhiều mặt hàng từ củ, cây sâm được rao bán, mạo danh logo, sự kiện lớn, các nhân vật uy tín của doanh nghiệp lớn để bán sâm. Cây sâm con hiện nay có giá 300.000 đồng/cây, nhưng sâm Trung Quốc chỉ 25.000 – 30.000 đồng/cây.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 10.

Còn theo PGS, TS. Phan Kế Long, Phó Tổng giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu thấy những năm 1990 – 1995, Trung Quốc họ mua của mình hàng tải, tính theo tấn, sâm Lai Châu là "anh chị em" với sâm Ngọc Linh, tôi xác định sâm Lai Châu rất thú vị, chúng tôi đang triển khai nghiên cứu, gần đây cũng có bài báo công bố nghiên cứu về loại sâm này.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 11.

Đại tá Đỗ Đình Cường – Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu chia sẻ về tình trạng sâm nhập lậu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo Đại tá Đỗ Đình Cường, hiện nay phía Trung Quốc đã rào 105km, còn hơn 60km chưa tiến hành rào. Tuy nhiên với 105km biên giới có hơn 30km cây số đường biên giới là sông, suối. Vì vậy, các đối tượng buôn lậu sâm thường lợi dụng điều này để kết nối với các chủ buôn Trung Quốc, thống nhất về mặt giá cả, vận chuyển, bỏ sâm Trung Quốc vào thùng rồi thả trôi ở sông khu vực biên giới.

Hình ảnh Tọa đàm "Giải pháp ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu, bảo vệ người trồng sâm Việt Nam"  - Ảnh 12.

Theo điều tra của Báo NTNN/Dân Việt, xuất hiện những đầu mối ngay tại Lào Cai, Lai Châu nhập lậu sâm từ Trung Quốc về để trà trộn, mạo danh thành sâm Việt Nam. Khi kiểm nghiệm sâm của Trung Quốc, có những mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần cho phép. Trong đó, có cả hoạt chất bảo vệ thực vật đã cấm ở Việt Nam. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, ảnh hưởng tới thương hiệu mà những người trồng sâm ở Việt Nam, đặc biệt là nông dân, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của vào lĩnh vực này có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề từ sâm lậu, thậm chí có thể dẫn tới phá sản.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem