Hóa thạch trăm triệu năm được trưng bày tại Hà Nội: Chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam

Thứ năm, ngày 30/11/2023 12:53 PM (GMT+7)
Các mẫu hóa thạch kỳ thú, hình dạng khác nhau có niên đại hàng trăm triệu năm, đặc biệt viên đá cổ nhất Việt Nam - gần 3 tỷ năm đang được trưng bày tại một bảo tàng ở Hà Nội.

Video: Chiêm ngưỡng hóa thạch cả trăm triệu năm ở Hà Nội.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 1.

Chuyên đề "Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội trưng bày triển lãm. Theo các nhà khoa học, qua nghiên cứu hóa thạch, biết được số lượng các sinh vật từng có mặt trên trái đất. Số lượng sinh vật hiện tại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 2.

Hàng loạt hóa thạch quý giá, cổ đại đang được trưng bày tại Hà Nội.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 3.

Bộ sưu tập hóa thạch San hô cổ đại có hình thù vách đáy hình tổ ong xuất hiện vào kỷ Deven cách đây 319 triệu năm được tìm thấy tại Võ Nhai, Thái Nguyên. Bộ sưu tập này đang được bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đăng ký trở thành bảo vật quốc gia.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 4.

Hóa thạch Huệ biển (Crinoidea) xuất hiện vào kỷ Ordovic cách đây 488 triệu năm, là nhóm động vật sống ở đáy biển, hình dáng như một thân cây tán lá xòe rộng. Hóa thạch được tìm thấy tại Erfoud, Ma Rốc.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 5.

Thêm một hóa thạch Huệ biển (Crinoidea) xuất hiện vào kỷ Carbon, cách đây 358 triệu năm được tìm thấy tại Quảng Bình.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 6.

Viên đá cổ nhất Việt Nam, niên đại 2,936 tỷ năm. Những mẩu đá đầu tiên được tin là vỏ trái đất có niên đại 3,8 tỷ năm. Khối đá trải qua nhiều chu kỳ kiến tạo, nhiều pha tạo núi lớn nhỏ. Nó từng là chứng nhân của lịch sử phát triển sinh giới, từ những sinh vật đơn bào kích thước hiển vi ban đầu, đến những con thú khổng lồ từng thống trị hành tinh trong suốt lịch sử dài lâu gần 3 tỷ năm của đất nước ta.

Hóa thạch trăm triệu năm được trưng bày tại Hà Nội: Chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam - Ảnh 8.

Hóa thạch Tay cuộn, tay cuộc là sinh vật sống dưới biển, nó từng phát triển cực thịnh trong kỷ cổ sinh với hơn 7.000 loài, chính vì vậy đã để lại những hóa thạch phong phú, hữu ích cho khoa học. Tay cuộn sống ở nước mặn, tồn tại cách đây 541 triệu năm và hiện chỉ còn một số loài ở đại dương. Đa số đã tuyệt chủng.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 7.

Loạt hóa thạch đang được trưng bày với nhiều hình thù khác nhau, được sưu tầm, khai quật ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 8.

Hóa thạch Cúc đá Ammonite - tên gọi tắt của nhóm động vật biển không xương sống xuất hiện ở kỷ Devon (cách nay 419 triệu năm). Cúc đá từng là nhóm động vật dưới biển săn mồi thành công nhất trong lịch sử sinh giới. Hóa thạch được tìm thấy tại Schlaifhausen, Đức.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 9.

Các di tích hóa thạch các sinh vật sống trên trái đất cách đây hàng trăm triệu năm được vỏ trái đất lưu trữ gần như nguyên vẹn.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 10.

Răng người Homo Sapien, niên đại 40-30 nghìn năm được tìm thấy tại Hải Dương (Việt Nam). Người Homo Sapien là nhánh phát triển nhất về trí tuệ của thế hệ các loài vượn người Homo khoảng 100 nghìn năm trước.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 11.

Hình ảnh phục dựng dấu vết khủng long chim. Theo các nhà khoa học, sự khác nhau giữa khủng long chim và chim hiện đại nằm ở tiến hóa cấu trúc xương. Kích thước xương ức và xương chậu của khủng long chim nhỏ hơn chim hiện đại. Qua tiến hóa xương ức và xương chậu của chim hiện đại to hơn để giúp chúng bay xa và nhanh hơn.

Hóa thạch trăm triệu năm được trưng bày tại Hà Nội: Chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam - Ảnh 14.

Hóa thạch hổ phách, là nhựa thông hóa thạch. Qua nghiên cứu hổ phách, các nhà khoa học đã xác định được hơn 1.300 loài sinh vật đã từng tồn tại trên Trái đất.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 12.

Hóa thạch răng Cá mập Megalodon. Loài cá mập này hiện đã tuyệt chủng, chúng thuộc lớp cá Sụn và đã thống trị đại dương trong suốt 20 triệu năm, được xem là một trong những động vật xương sống mạnh mẽ và lớn nhất tự nhiên. Hóa thạch Megalodon chủ yếu là những chiếc răng của chúng.

Mãn nhãn với loạt hóa thạch triệu năm đang được trưng bày ở Hà Nội - Ảnh 13.

Hóa thạch sọ của Bò Bison cổ, xuất hiện cách đây 10 nghìn năm, hiện loài bò này đã tuyệt chủng. Hóa thạch sọ được tìm thấy tại bang Iowa, Mỹ.

Hóa thạch trăm triệu năm được trưng bày tại Hà Nội: Chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam - Ảnh 17.

Hóa thạch răng, nanh ngà Voi Deinotherinum. Đây là loài voi từng sống ở châu Phi, châu Âu và Trung Á chủ yếu trong kỷ Neogon, bị tuyệt chủng ở Kỷ Đệ tứ từ 23 triệu năm trước.

Chuyên mục ảnh, ảnh báo chí 24h Dân Việt liên tục cập nhật tin tức tới quý độc giả.


Lê Minh
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem