Hóc Môn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng vốn vay hiệu quả

Trần Khánh Thứ năm, ngày 10/11/2022 15:00 PM (GMT+7)
Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã chú trọng thực hiện xây dựng nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.
Bình luận 0

Huyện Hóc Môn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị hiệu quả

Công ty Nông Phát là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Hóc Môn. Từ năm 2015, Nông Phát đầu tư 2,3ha tại xã Đông Thạnh để sản xuất rau và dưa các loại theo công nghệ cao để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Trang Quốc Dũng - Giám đốc công ty Nông Phát cho biết, diện tích đất nông nghiệp ở Hóc Môn ngày càng thu hẹp. Việc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thay thế cho lối canh tác truyền thồng là hướng đi đúng.

Tuy nhiên làm nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn. Năm 2018, Công ty Nông Phát đã vay gần 10 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của TP.HCM.

Công ty Nông Phát đã vay gần 10 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của TP.HCM để làm nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Khánh

Công ty Nông Phát đã vay gần 10 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của TP.HCM để làm nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Khánh

Hiện nay, công ty Nông Phát có tổng diện tích canh tác rau, trái các loại gần 9ha. Hệ thống nhà lưới của Nông Phát chia thành nhiều nhà với diện tích 1.000m2/nhà. Việc chia nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để quản lý canh tác và chăm sóc cây trồng.

Riêng với mặt hàng dưa lưới, ông Dũng nhẩm tính, đầu tư 1ha sẽ cho sản lượng khoảng 110 tấn/năm. Doanh thu từ dưa lưới khoảng 3,3 tỷ đồng/ha/năm, lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha/năm.

Bà Lê Thụy Mỵ Châu - Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, nhiều năm qua, huyện tích cực hỗ trợ người dân tham gia các chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị.

Chính sách hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND, Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND, Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND đều được huyện Hóc Môn triển khai cụ thể đến các đơn vị sản xuất.

Nông dân huyện Hóc Môn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa kiểng cho thu nhập cao. Ảnh: Trần Khánh

Nông dân huyện Hóc Môn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa kiểng cho thu nhập cao. Ảnh: Trần Khánh

Các doanh nghiệp, HTX, hộ dân trên địa bàn huyện được hướng dẫn lập phương án vay vốn và được hỗ trợ lãi suất từ 60-100% khi thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây trồng vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Đặc biệt khi đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, chủ đầu tư sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ 100% lãi suất. Đến nay, toàn huyện Hóc Môn đã có khoảng 2.000 đối tượng được tham gia vay vốn và hưởng hỗ trợ lãi vay từ chính sách.

Còn theo Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hóc Môn, từ đầu năm 2022 đến nay, chi nhánh đã giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng, giúp hơn 2.800 hộ được vay vốn. Trong đó có nhiều hộ nông dân được cho vay vốn theo quyết định cho vay ưu đãi của UBND TP.HCM nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem