Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư năm 2022: Bình Thuận kết nối tiềm năng

Bùi Phụ Thứ ba, ngày 30/08/2022 14:18 PM (GMT+7)
Ngày 30/8, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư năm 2022- Bình Thuận kết nối tiềm năng. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận (1992 - 2022).
Bình luận 0

Tham dự Hội nghị, có ông Dương Văn An - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận cùng các sở ban ngành và hơn 120 nhà đầu tư trong và ngoài nước.   

Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư năm 2022- Bình Thuận kết nối tiềm năng - Ảnh 1.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An điều hành hội nghị. Ảnh: BTO

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng chi biết, đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng, nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bình Thuận. Đồng thời, cung cấp thông tin về định hướng Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Theo ông Phan Văn Đăng, động lực để thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.Trong những năm qua Bình Thuận đã từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng thế mạnh. 

"Tình hình kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua đã đạt những kết quả khả quan. Cụ thể GRDP năm 2022 ước tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,35%; công nghiệp - xây dựng tăng 5,9% và dịch vụ tăng 11,28%...", ông Đăng nhấn mạnh.

Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư năm 2022- Bình Thuận kết nối tiềm năng - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội nghị . Ảnh Đ.Hòa - BTO

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2021, Chỉ số PCI Bình Thuận đạt 65,96 điểm, đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 13 bậc so với năm 2020, đứng trong nhóm khá của cả nước. 

Với định hướng phát triển bền vững kinh tế - xã hội, Bình Thuận luôn mong muốn trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn và hiệu quả dành cho tất cả các nhà đầu tư chiến lược. Tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện các dịch vụ hành chính công, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi.

Thông qua  Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư năm 2022, tỉnh Bình Thuận muốn gửi tới các nhà đầu tư và tiếp tục mạnh mẽ kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện và cam kết đồng hành để cộng đồng doanh nghiệp thành công. 

Lãnh đạo UBND tỉnh tin tưởng rằng Bình Thuận sẽ là điểm đến đầu tư lý tưởng, hấp dẫn, an toàn và có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế những năm tới.

Hội nghị hướng đến 3 mục tiêu chính, bao gồm gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, có uy tín và năng lực cao để mời gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm, có giá trị tích cực lan tỏa cao trong tỉnh. Đây cũng là diễn đàn gặp gỡ, trao đổi với các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, là cơ hội để tăng cường hoạt động đối ngoại, xúc tiến, quảng bá các tiềm năng đầu tư tại Bình Thuận. Cùng với đó, tập trung giới thiệu cho nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng đầu tư vào các dự án mang tính đột phá, có tác động tích cực đối với cuộc sống người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có những đánh giá, cảm nhận trong định hướng phát triển du lịch, bất động sản; định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; định hướng phát triển công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến, chế tạo tại tỉnh...

Bình Thuận ưu đãi đầu tư 

Bình Thuận là tỉnh cực nam thuộc Vùng Duyên  hải miền Trung, nằm liền kề với Vùng kinh tế  trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược trong  việc kết nối các Vùng Đông Nam Bộ - Nam Trung  Bộ - Tây Nguyên. Vùng biển thuộc biển Đông  tiếp giáp đường hàng hải quốc tế với bờ biển dài  192 km, nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ  1A và tuyến đường sắt quốc gia.

Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư năm 2022- Bình Thuận kết nối tiềm năng - Ảnh 2.

Ông Phan Văn Đăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Bùi Phụ

Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng  Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,  phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường  bờ biển dài 192 km và vùng biển tiếp giáp đường hàng hải quốc tế. 

Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính với tỉnh lỵ là thành phố Phan  Thiết, cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km,  thành phố Vũng Tàu 150 km, thành phố Đà  Lạt 175 km và thành phố Nha Trang 250 km.

Cơ sở hạ tầng phát triển

Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 55,  Quốc lộ 55B kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây  Nguyên và Duyên hải miền Trung. Tuyến đường bộ  cao tốc trên tuyến Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận  có chiều dài 160,3 km với 3 dự án thành phần,  gồm: đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo (12 km), Vĩnh Hảo  - Phan Thiết (100,8 km) và Phan Thiết - Dầu Giây  (47,5 km) sẽ kết nối với cao tốc thành phố Hồ Chí  Minh - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành.  

Tuyến đường sắt Bắc - Nam với chiều dài khoảng  190 km chạy qua Bình Thuận với 13 nhà ga. Tuyến  đường sắt cao tốc Bắc - Nam đoạn từ thành phố  Hồ Chí Minh đi Phan Thiết đến Nha Trang được đề  xuất quy hoạch đầu tư trước năm 2030.

Sân bay Phan Thiết có quy mô cấp 4E với đường cất hạ cánh 3.050 m; công suất thiết kế 2.000.000  hành khách/năm, chi phí đầu tư 11.000 tỷ đồng. Có khả năng tiếp đón các loại máy bay đời mới A350.

Cảng Quốc tế Vĩnh Tân nằm ở vị trí thuận lợi ở phía Bắc tỉnh Bình Thuận với diện tích hơn 140 ha, tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT và trong tương lai là 70.000 DWT. 

Cảng chuyên dùng Sơn Mỹ được quy hoạch phát triển ở khu vực phía Nam tỉnh Bình Thuận, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 100.000 DWT. 00, A321, B737,… Có 35 nhà máy điện đang hoạt động với tổng  công suất 6.017 MW và sản lượng điện thiết kế  khoảng 30,6 tỷ kWh/năm.

Hạ tầng Cụm và Khu công nghiệp

Có 9 Khu công nghiệp. Các khu công nghiệp  đang thu hút đầu tư thứ cấp: Hàm Kiệm I, Hàm  Kiệm II, Sông Bình, Tuy Phong; các khu công  nghiệp đang triển khai thủ tục đầu tư: Tân Đức,  Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ.

Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư năm 2022- Bình Thuận kết nối tiềm năng - Ảnh 3.

Một góc khu du lịch Centara Mirage Mũi Né, TP. Phan Thiết. Ảnh: Ngọc Lân - BTO

Du lịch

Với bờ biển dài 192 km, Bình Thuận có nhiều bãi  tắm đẹp, đồi cát trắng hoang sơ, sông, hồ, núi,  thác với khí hậu trong lành, nhiều di tích văn hóa  lịch sử, tâm linh phục vụ phát triển ngành du lịch mũi nhọn. Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng  thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ  xác định Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. 

Bình Thuận đang tập trung đầu tư, hình thành  trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc  gia và quốc tế, trở thành một điểm đến hấp dẫn, hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem