Hơn 30% phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh loãng xương!

Thứ tư, ngày 17/11/2021 07:55 AM (GMT+7)
Ở phụ nữ sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 -1%. Sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao. Loãng xương sau mãn kinh còn gọi là loãng xương tiên phát. Trong khoảng 5 - 10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương của người phụ nữ mỗi năm có thể lên đến 24% tổng khối lượng xương. Đặc điểm của loại loãng xương này là do sự mất xương chủ yếu ở xương xốp và thường gây ra tình trạng gãy lún các đốt sống, gãy đầu dưới xương quay.
Bình luận 0

Bước sang tuổi 60-70, xương phụ nữ yếu hẳn, xuất hiện hiện tượng gù lưng, mỏi vai... Theo thống kê, hơn 30% phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh loãng xương, 40% phụ nữ trên 50 tuổi mắc các chứng bệnh về xương như: đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương...

Trong loãng xương sau mãn kinh, ngoài nguyên nhân do thiếu hụt hormon estrogen, người ta còn thấy giảm tiết hormon cận giáp làm tăng tiết canxi qua thận, suy giảm hoạt động của vitamin D3 làm giảm hấp thu canxi ở ruột.

Các biểu hiện khi bị loãng xương:

Loãng xương ở giai đoạn sớm không có triệu chứng gì nên được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng.

Một triệu chứng khá rõ ràng và có thể quan sát được của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Khi nặng hơn sẽ gây biến dạng cột sống, thấy gù lưng và dáng đi khòm.

img

Gãy xương là triệu chứng rõ nhất và cũng là biến chứng nặng nhất của loãng xương. Gãy xương do loãng xương là các trường hợp gãy xương tự nhiên hoặc chỉ một va chạm, chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương, thường xảy ra ở vị trí xương đốt sống, cổ xương đùi và cổ tay.

Loãng xương có thể “đảo ngược” được không?

Hầu như không có cách “đảo ngược” bệnh loãng xương. Nói một cách thực tế, điều trị loãng xương mục đích là giúp ngăn ngừa gãy xương trong tương lai xảy ra hoặc tái phát.

img

Bạn có thể giảm thiểu hậu quả của loãng xương bằng nhiều loại thuốc khác nhau để giúp ngăn ngừa mất xương hoặc củng cố xương vốn đã yếu.

Có biện pháp gì để giảm bớt gánh nặng của loãng xương?

Loãng xương có thể phòng ngừa và điều trị bằng một số loại thuốc sau:

- Nhóm bisphosphonates (alendronate, risedronate) là nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhất để điều trị loãng xương. Thuốc tác động lên tế bào hủy xương, làm chậm quá trình tự nhiên phân hủy mô xương, dẫn đến duy trì hoặc tăng cường độ mật độ xương. Thuốc có thể được chỉ định điều trị và phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, nam giới có nguy cơ gãy xương cao, loãng xương do sử dụng corticoid dài ngày (≥ 5 mg prednisone hoặc tương đương trong thời gian ≥ 3 tháng) với liều hằng ngày, hằng tuần…

- Liệu pháp hormon như estrogen đã là phương pháp chính để phòng ngừa và điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, việc sử dụng nội tiết tố estrogen lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên tim mạch, nguy cơ ung thư vú, u xơ tử cung nên hiện nay liệu pháp này ít sử dụng.

- Tác nhân điều biến thụ thể estrogen có chọn lọc (SERMs) như raloxifen kích hoạt một số thụ thể estrogen giống như thụ thể trên mô xương, nhưng không ảnh hưởng đến các mô khác có thụ thể estrogen, có thể dùng để điều trị và phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ ung thư vú cao.

- Calcitonin là một hormone sản sinh tự nhiên trong tuyến giáp. Nó giúp điều chỉnh mức canxi trong cơ thể và tham gia vào quá trình xây dựng xương. Tuy nhiên, thuốc bào chế dưới dạng tiêm nên khá bất lợi cho người sử dụng.

- Hormone tuyến cận giáp (PTH) là một loại hormone sản sinh tự nhiên bởi một tuyến phía sau tuyến giáp, giúp điều chỉnh mức canxi và phốt pho trong cơ thể người, tuy nhiên nhóm thuốc này chưa có tại Việt Nam.

- Strontium ranelate là thuốc có tác động kép, vừa ức chế quá trình hủy xương, vừa tăng tạo xương, được chỉ định trong trường hợp loãng xương nghiêm trọng.

- Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị) bao gồm: calcium và vitamin D.

Dự phòng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh:

Chúng ta đều biết rằng, cùng với tuổi tác, khối lượng xương sẽ mất đi. Để phòng bệnh loãng xương sau mãn kinh, phụ nữ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ rất sớm sau đây:

- Tập thể dục: luyện tập thể dục thường xuyên giúp cho xương và cơ bắp khỏe hơn, ngăn ngừa tình trạng mất xương. Đi bộ, chạy bộ, chơi tenis và khiêu vũ đều là những bài tập tốt, ngoài ra, các bài tập sức mạnh và giữ thăng bằng sẽ giúp bạn tránh té ngã giảm khả năng bị gãy xương.

- Cung cấp đủ canxi trong suốt cuộc đời sẽ giúp xây dựng và giữ cho xương chắc khỏe. Người trưởng thành cần được cung cấp 1.000mg canxi mỗi ngày, đối với phụ nữ sau mãn kinh cần được cung cấp 1.200mg canxi mỗi ngày.

- Cơ thể chúng ta cần vitamin D để hấp thu canxi, ngoài tắm nắng khoảng 20 phút mỗi ngày, bạn nên bổ sung vitamin D từ trứng, ngũ cốc, sữa…

- Hạn chế hút thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê,…

- Nên đo mật độ xương khi bước vào tuổi mãn kinh.

Khi có bất kỳ 1 dấu hiệu loãng xương trên, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

img

Ảnh: ADCREW

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh cơ xương khớp thường gặp nằm trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, là chương trình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm thường gặp, do Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế và công ty Davipharm phối hợp thực hiện, nhằm góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam. Hãy kết nối cùng các chuyên gia của chương trình tại Fanpage Chăm Sóc Sức Khỏe Việt để cập nhật các thông tin tin cậy, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn tham khảo: Báo sức khỏe & đời sống

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage Chăm Sóc Sức Khỏe Việt để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn. 

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem