Làng cổ ươm tơ nổi tiếng Nam Định bên dòng sông Ninh Cơ, trăm năm xe một sợi vàng

Mai Chiến Thứ năm, ngày 16/11/2023 13:14 PM (GMT+7)
Theo thời gian, dù làng nghề ươm tơ không còn phát triển mạnh, nhưng nhiều người dân ở làng ươm tơ Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) vẫn cố gắng bám trụ với nghề của cha ông để lại…
Bình luận 0
Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 1.

“Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”. Ngụ ý nói rằng, Nam Định xưa không chỉ có bến đò, tàu hỏa hoạt động nhộn nhịp, sôi động, mà còn có nghề ươm tơ nổi tiếng cả nước, đó là làng Cổ Chất ươm tơ (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 2.

Theo lịch xử để lại, nghề dâu tằm Cổ Chất đã có từ xa xưa. Hồi ấy, người dân chỉ đơn giản trồng dâu cho tằm ăn để lấy tơ đan lưới đánh bắt cá ở dòng sông Ninh Cơ - một nhánh lớn của sông Hồng chảy qua làng Cổ Chất. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 3.

Thời Hậu Lê, vào đời vua Lê Tương Dực, làng Cổ Chất được 1 vị vua giúp đỡ phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo kén. Nhờ đó, người dân bắt đầu đẩy mạnh phát triển làng nghề. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 4.

Đến thời Pháp thuộc, tơ lụa Cổ Chất nổi tiếng nhất trong cả nước, chất lượng và vẻ mịn đẹp còn hơn cả tơ lụa ở làng Vạn Phúc (Hà Đông) và Nha Xá (Hà Nam). Bởi thế, người Pháp thường hay mua lụa Cổ Chất rồi chuyển theo đường tàu hỏa, hay theo đường thủy về nước. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 5.

Đầu thế kỉ XX, nhận thấy tơ Cổ Chất sánh được với tơ sợi Trung Hoa, Ấn Độ, giới tư bản Pháp đầu tư một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng. Từ đây, thương nhân các nơi thường tìm về làng Cổ Chất mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 6.

Trải qua hàng trăm năm, nghề ươm tơ có lúc lên lúc xuống, có lúc nghiệt ngã, nhưng người Cổ Chất đã ăn đời ở kiếp với tơ tằm, với dệt lụa nên nghề vẫn ở với họ. Hiện nay, người làng Cổ Chất ươm cả tơ trắng và tơ vàng. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 7.

Trong những xưởng kéo tơ, các bà, các chị miệt mài làm việc không biết mệt mỏi dưới màn khói bốc nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Kén tằm cho vào nồi được khuấy liên tục nên sợi tơ thi nhau nhả ra. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 8.

Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng đang quay tít. Những bó tơ trắng, vàng từ nơi đây sẽ được dệt nên biết bao tấm khăn, tấm màn. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 9.

Tơ Cổ Chất được làm bằng phương pháp thủ công nên rất đẹp và có chất lượng tốt. Sợi tơ thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng. Ảnh: Lãng Hồng.

Làng ươm tơ bên dòng sông Ninh Cơ - Ảnh 10.

Theo người dân, nghề ươm tơ ở làng Cổ Chất dù không còn được sôi động, nhưng những gia đình còn “bám nghề” như muốn lưu giữ lại cái nghề của cha ông để lại, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa xưa. Ảnh: Lãng Hồng.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem