Lao đao vì dịch Covid-19, doanh nghiệp chưa được hỗ trợ lại còn bị tính lãi nợ BHXH

Quang Phương Thứ ba, ngày 30/06/2020 14:09 PM (GMT+7)
Nhiều vấn đề liên quan thay đổi cơ cấu lao động hậu Covid- 19 đã được đại diện các doanh nghiệp nêu ra tại hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền TP.HCM ngày 30/6.
Bình luận 0

Hội nghị do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) TP.HCM, cùng Sở LĐTBXH TP.HCM phối hợp tổ chức với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc ITPC, cho biết: Tổng hợp tý kiến từ hơn 300 doanh nghiệp cho thấy các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhiều trong đợt hội nghị này gồm: Trợ cấp mất việc, thay đổi cơ cấu lao động, ký hợp đồng với người lao động nước ngoài…

Doanh nghiệp băn khoăn thay đổi cơ cấu lao động hậu Covid- 19 - Ảnh 1.

Một ý kiến cho rằng doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid- 19 nên nợ BHXH và bị tính lãi là không hợp lý - Ảnh: Quang Phương.

Tại hội nghị, đại diện Công ty CP Dịch vụ du lịch Bến Thành (Q.1), cho biết: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dự kiến đầu tháng 9 sẽ triển khai định biên nhân sự. Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Mednovum (Bình Thạnh), cho sẻ: Trường hợp công ty chưa thành lập công đoàn và muốn thay đổi cơ cấu lao động theo quy định thì khi xây dựng phương án sử dụng lao động, công ty có thể yêu cầu BCH Công đoàn cấp trên trực tiếp tham gia và cho ý kiến không?

Phản hồi vấn đề trên, ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng phòng Lao động tiền lương, Sở LĐTBXH TP.HCM, cho hay: Bộ Luật Lao động quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động, trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động được quy định tại điều 46 của Bộ Luật này.  

"Trường hợp có chỗ việc làm mới thì người sử dụng lao động ưu tiên đào tạo lại người lao động cũ để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp không thể giải quyết được việc làm mới thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất là 2 tháng lương. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện cho tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh", ông Cường nói.

Toàn cảnh hội nghị - Quang Phương.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác cho rằng do tình hình ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên họ đã nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc chậm đóng và đã bị BHXH tính lãi nợ. Chị Hồng Thắm, Công ty TNHH SX&TM Bidrico (huyện Bình Chánh) trình bày: Trong đợt dịch Covid-19, công ty gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng không cắt giảm nhân sự, công ty nợ tiền BHXH tháng 3 và 4. Đến tháng 5, công ty hoạt động trở lại và đã đóng tiền BHXH các tháng đầy đủ. Tuy nhiên, trong thông báo đóng tiền bảo hiểm xã hội tháng 5 có xuất hiện khoản tính lãi nợ BHXH. 

"Đợt dịch tuy khó khăn nhưng chúng tôi đã cố gắng không cắt giảm nhân sự, BHXH tính lãi nợ BHXH đối với chúng tôi như thế là không hợp lý", chị Thắm nói.

Tương tự đại diện Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ (Q.7) trình bày: Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng không cắt giảm nhân sự, không để trễ lương người lao động. Tuy nhiên, để đóng thuế, BHXH thì không thể đóng đủ, đúng thời hạn. 

"Công ty cũng cam kết sẽ trả nợ sau khi tình hình kinh tế phục hồi nhưng các cơ quan Thuế, BHXH không hiểu và cứ đòi thanh, kiểm tra doanh nghiệp trong tình hình gặp rất nhiều khó khăn này", đại diện Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ phản ánh.

Doanh nghiệp băn khoăn thay đổi cơ cấu lao động hậu Covid- 19 - Ảnh 3.

Đại diện một doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Quang Phương.

Bà Trần Ngọc Giao Châu – Trưởng Phòng chế độ BHXH, BHXH TP.HCM cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về việc hỗ trợ cho người lao động, cho doanh nghiệp… bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. UBND TP.HCM cũng có quy định về việc hỗ trợ cho người lao động bị tác động bởi dịch bệnh. 

Bà Giao Châu diễn giải: "Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giãn đóng BHXH do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì vẫn phải đóng theo quy định. Chậm nộp  BHXH và bị phạt là hai vấn đề khác nhau. Sau 30 ngày nếu DN không chuyển tiền nợ BHXH thì mới bị phạt. Ví dụ thông báo đóng tiền của tháng 6 nhưng có thông báo lãi là lãi của số tiền nợ BHXH từ tháng 4. Các DN nên rà soát lại xem mình có thuộc diện được giãn đóng BHXH do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì tiến hành các thủ tục để được giãn đóng".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem