Ngủ chăn bông, ngâm nước "đã đời", loại quả mọc từ các cây cổ thụ trăm tuổi ở Nghệ An là trái đặc sản

Thắng Tình Thứ hai, ngày 30/10/2023 14:35 PM (GMT+7)
Dưới chân núi Đại Huệ ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An có những cây hồng đã hơn 100 tuổi. Loại quả này được người dân cho ngủ trong chăn bông hoặc ngâm bằng nước giếng khoan dưới chân núi Đại Huệ mới giòn, thơm, ngon, ngọt, khiến ai ăn cũng mê.
Bình luận 0

Qủa hồng ngâm trong nước giếng khoan dưới chân núi Đại Huệ mới giòn, ngon, ngọt

Ai cũng biết đến xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là thủ phủ trồng cây hồng lớn nhất tỉnh Nghệ An. Toàn xã Nam Anh có gần 200ha trồng cây hồng. Tại đây có những cây hồng hơn 100 năm tuổi vẫn cho trái trĩu cành. Qủa hồng trở thành một món đặc sản được tiêu thụ ở khắp nơi mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Nam Anh.

Ngủ trong chăn bông, ngâm bằng nước ở nơi này, loại quả mọc từ những cây trăm tuổi thành đặc sản - Ảnh 1.

Qủa hồng ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngay khi thu mua về thì sẽ được phân loại để có cách sơ chế phù hợp tạo thành thứ quả đặc sản ai ăn cũng mê. Ảnh: Ng.T

Ở xã Nam Anh nhà nào cũng vườn hồng với 2 loại hồng chính là hồng trứng, lá dài, quả to và hồng cậy, lá tròn, quả nhỏ. Tuy nhiên ít ai biết về cách sơ chế quả hồng để có được hương vị thơm ngon nhất.

Bà Nguyễn Thị Sâm làm nghề thu mua quả hồng đã nhiều năm nay tại xã Nam Anh. Trung bình mỗi năm bà Sâm thu mua gần 100 tấn quả hồng để về sơ chế bán đi khắp nơi trong tỉnh Nghệ An. Qủa hồng còn được bà Sâm bán ra Hà Nội hay vào thành phố Hồ Chí Minh. Với vị thơm, ngọt dịu quả hồng ở xã Nam Anh luôn được khách hàng đánh giá rất cao.

Ngủ trong chăn bông, ngâm bằng nước ở nơi này, loại quả mọc từ những cây trăm tuổi thành đặc sản - Ảnh 2.

Tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An có gần 200ha trồng cây hồng. Đây cũng là loại cây đặc sản mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Ảnh: Ng.T

Theo bà Sâm, quả hồng sau khi thu mua của người dân về sẽ được "tuyển" ngay để có cách sơ chế thích hợp. Một số sẽ được ngâm trong, một số sẽ được ủ. Qủa hồng ở xã Nam Anh chỉ giòn, thơm, ngọt nhất khi được ngâm bằng chính nước giếng khoan ở dưới chân núi Đại Huệ.

Ngủ trong chăn bông, ngâm bằng nước ở nơi này, loại quả mọc từ những cây trăm tuổi thành đặc sản - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Sâm ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An cho biết, quả hồng nơi đây khi được ngâm với nước giếng khoan dưới chân núi Đại Huệ này mới giòn, ngon, ngọt. Ảnh: Ng.T

Bà Sâm cũng như nhưng người dân nơi đây không thể lý giải vì sao quả hồng được ngâm bằng nước giếng khoan tại đây lại có hương vị ngon hơn hẳn so với khi ngâm bằng nước ở vùng khác. Qủa hồng thường được ngâm từ 3 đến 4 ngày trong nước giếng khoan thì sẽ hết vị chát, sau đó chỉ cần gọt vỏ và thưởng thức ngay.

Ngủ trong chăn bông, ngâm bằng nước ở nơi này, loại quả mọc từ những cây trăm tuổi thành đặc sản - Ảnh 4.

Qủa hồng còn được người dân xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ủ trong nhiều lớp chăn bông để quả chín. Ảnh: Ng.T

Qủa hồng ngủ chăn bông, muốn bán phải nâng như nâng trứng

Bên cạnh đó, quả hồng còn được ủ để chín tự nhiên. Ông Hồ Viết Tình (trú tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn) chia sẻ, quả hồng được ủ thường rất kỳ công. Sau khi tuyển lựa, quả hồng được ủ trong nhiều lớp chăn bông để tạo nhiệt độ thích hợp, như vậy quả hồng mới chín đều.

Ngủ trong chăn bông, ngâm bằng nước ở nơi này, loại quả mọc từ những cây trăm tuổi thành đặc sản - Ảnh 5.

Quả hồng ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An được ủ chín đều căng mọng. Ảnh: Ng.T

Khi ủ quả hồng cũng thường xuyên kiểm tra, phân loại nếu quả nào chín, mềm thì được đưa ra ngay nếu không sẽ hỏng. Sau khi ủ chín, quả hồng thường rất mềm, dễ bị dập nên người bán phải "nâng như nâng trứng". Qủa hồng chín căng mọng được xếp vào những chiếc thùng cát tông. Mỗi lớp quả hồng đều được ngăn cách bằng một lớp rơm khô để tránh va chạm khiến quả bị dập.

Ngủ trong chăn bông, ngâm bằng nước ở nơi này, loại quả mọc từ những cây trăm tuổi thành đặc sản - Ảnh 6.

Sau khi được ủ chín, quả hồng được xếp cách nhau bằng một lớp rơm khô để tránh bị dập khi vận chuyển. Ảnh: Ng.T

"Đối với quả hồng được ủ chín, giá bán cao hơn nhưng yêu cầu của khách cũng rất khắt khe. Nếu mình giao quả bị dập là khách hàng họ không sử dụng, thậm chí trả lại. Mình phải rất cẩn trọng trong quá trình vận chuyển" bà Nguyễn Thị Sâm chia sẻ thêm.

Năm nay, những vườn hồng ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mất mùa. Tuy nhiên giá quả hồng lại cao hơn so với năm trước. Bên cạnh đó, những vườn hồng đẹp dưới chân núi Đại Huệ còn là địa điểm check-in lý tưởng của du khách.

Ngủ trong chăn bông, ngâm bằng nước ở nơi này, loại quả mọc từ những cây trăm tuổi thành đặc sản - Ảnh 7.

Không chỉ thu hoạch quả, những vườn hồng đẹp ở dưới chân núi Đại Huệ ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An còn là địa điểm du lịch, check-in thu hút hàng vạn du khách mỗi năm. Ảnh: Ng.T

Những năm gần đây, vườn hồng cổ thụ dưới chân núi Đại Huệ thu hút hàng vạn lượt khách, mang lại doanh thu lớn. Đây cũng là một cách làm sáng tạo giúp người dân nơi đây tăng thu nhập.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem