Người lao động châu Á phải trau dồi kĩ năng số để "sinh tồn"?

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 16/11/2021 08:30 AM (GMT+7)
Trong bối cảnh đại dịch, các kỹ năng kỹ thuật số đã trở thành “kỹ năng sinh tồn” ở các lực lượng lao động.
Bình luận 0

Một năm rưỡi qua đã chứng kiến có sự thay đổi ngoạn mục, bức phá về kỹ thuật số. Mọi thứ chúng ta làm từ truyền thông đến thương mại và tiêu dùng, hay cả giá dục ít nhiều gì cũng đã được chuyển đổi bằng công nghệ kỹ thuật số. Những tiến bộ này có thể mở ra giá trị to lớn cho xã hội của chúng ta. Nhưng chúng cũng có thể củng cố và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, trừ khi chúng ta  thu hẹp khoảng cách kỹ năng kỹ thuật số, bắt đầu với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) ở tầng lớp lực lượng lao động.

Trong thời đại kỹ thuật số, các kỹ năng kỹ thuật như lập trình phần mềm và khoa học dữ liệu sẽ tiếp tục quan trọng. Nhưng khi AI và tự động hóa đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn, các kỹ năng mềm như tư duy phản biện và giao tiếp tốt cũng sẽ trở nên cần thiết. Một chương trình kỹ năng kỹ thuật số thực sự hiệu quả sẽ yêu cầu trau dồi cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Tiếp cận tài năng hiểu biết về kỹ thuật số là một thành phần quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số thành công, cũng như chuyển đổi kinh doanh rộng lớn hơn. Ảnh: @AFP.

Tiếp cận tài năng hiểu biết về kỹ thuật số là một thành phần quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số thành công, cũng như chuyển đổi kinh doanh rộng lớn hơn. Ảnh: @AFP.

Kỹ thuật số hiện đang tràn ngập mọi ngành, bao gồm cả những ngành truyền thống là phi công nghệ. Ví dụ, dịch vụ hậu cần sử dụng cảm biến, robot và thậm chí cả xe tải tự lái để vận chuyển hàng hóa nhanh hơn. Ngành giáo dục đang thử nghiệm trò chơi, bảng thông minh và chatbot để làm cho việc học tập trở nên hấp dẫn hơn. Ngay cả các chương trình đào tạo kỹ năng cũng đang sử dụng các công cụ thực tế ảo và tăng cường để giúp các chuyên gia nâng cao kỹ năng đào tạo từ xa.

Tất cả những điều này chứng tỏ rằng kỹ thuật số là tương lai. Chúng ta càng thu hẹp khoảng cách về kỹ năng kỹ thuật số càng nhanh, thì chúng ta càng có vị trí tốt hơn để phát triển trong một thế giới hoàn toàn kỹ thuật số, có thể làm việc từ mọi nơi.

Tiếp cận tài năng hiểu biết về kỹ thuật số là một thành phần quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số thành công, cũng như chuyển đổi kinh doanh rộng lớn hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang chứng kiến sự thiếu hụt kỹ năng kỹ thuật số trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều này đang đặt ra một thách thức đối với các tổ chức đang tìm cách chuyển đổi và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Mới đây, công ty tư vấn chiến lược và kinh tế AlphaBeta đã phát hành báo cáo có tiêu đề" Khai phá tiềm năng kỹ thuật số của Châu Á- Thái Bình Dương: Thay đổi nhu cầu kỹ năng kỹ thuật số và cách tiếp cận chính sách". Báo cáo này phân tích các kỹ năng kỹ thuật số được người lao động áp dụng trong công việc hiện nay, và các kỹ năng kỹ thuật số mà lực lượng lao động yêu cầu trong 5 năm tới. Báo cáo cũng tập trung vào 5 quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương bao gồm Singapore, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Được chia thành ba phần, báo cáo đánh giá mức độ áp dụng các kỹ năng kỹ thuật số khác nhau tại nơi làm việc vào năm 2020 của các quốc gia được khảo sát tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xác định nhu cầu kỹ năng kỹ thuật số tiềm năng trong 5 năm, và đưa ra các khuyến nghị phát triển kỹ năng của lực lượng lao động cho các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo cũng xác định các mức độ và khoảng cách kỹ năng kỹ thuật só hiện tại của mỗi quốc gia trong số 5 quốc gia kể trên.

Những phát hiện chính cho thấy "khoảng trống" trong lực lượng lao động hiện tại

Gần 150 triệu công nhân ở 5 quốc gia trong nghiên cứu áp dụng các kỹ năng kỹ thuật số trong công việc của họ ngày nay. Thực tế, mỗi quốc gia khác nhau về trình độ và mức độ kỹ năng của họ, nhưng chuyên môn về điện toán đám mây là một trong những kỹ năng kỹ thuật số được áp dụng phổ biến nhất ở mỗi quốc gia này. Nghiên cứu cho thấy, 48% nhân viên kỹ thuật số trên 5 quốc gia này áp dụng kỹ năng điện toán đám mây tin rằng, kỹ năng này sẽ sớm là yêu cầu cơ bản, phổ biến để thực hiện công việc của họ vào năm 2025.

Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo lại lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vì nhiều người đang tìm kiếm cơ hội mới và "cần phải có ít nhất các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản". Ảnh: @AFP.

Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo lại lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vì nhiều người đang tìm kiếm cơ hội mới và "cần phải có ít nhất các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản". Ảnh: @AFP.

Báo cáo xác định bốn loại lao động sẽ cần được áp dụng các kỹ năng kỹ thuật số mới vào năm 2025: Lao động có kỹ năng kỹ thuật số hiện tại, lao động hiện không sử dụng kỹ thuật số, lực lượng lao động tương lai (sinh viên ngày nay) và những cá nhân thất nghiệp.

Các phát hiện cũng cho thấy rằng, những người lao động có kỹ năng kỹ thuật số sẽ cần nâng cao kỹ năng của họ, còn những người lao động không có kỹ năng kỹ thuật số sẽ cần học các kỹ năng kỹ thuật số để duy trì vai trò của họ hoặc tiếp cận công việc tốt hơn, sinh viên thì sẽ cần học các kỹ năng theo yêu cầu để cải thiện khả năng được tuyển dụng vào doanh nghiệp, và các cá nhân thất nghiệp sẽ phải học các kỹ năng kỹ thuật số để có thể tiếp cận với việc làm mới.

Đào tạo lực lượng lao động cho tương lai

Để bắt kịp với sự thay đổi công nghệ, số lượng lao động áp dụng kỹ năng kỹ thuật số ở các quốc gia này sẽ tăng hơn 5 lần từ 149 triệu công nhân hiện nay lên 819 triệu công nhân vào năm 2025. Để đạt được trình độ kỹ năng này, người lao động ở các quốc gia sẽ cần đạt được 7 kỹ năng kỹ thuật số mới vào năm 2025, và khoảng 5,7 tỷ khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số sẽ được yêu cầu triển khai thực hiện.

Kỹ năng dữ liệu và điện toán đám mây nâng cao sẽ trở nên quan trọng hơn đối với công nhân kỹ thuật số hiện tại và công nhân tương lai (sinh viên ngày nay), với nhu cầu kỹ năng này dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2025.

Những người làm kỹ thuật số hiện tại cũng sẽ cần tập trung vào đào tạo các kỹ năng điện toán đám mây tiên tiến cũng như các kỹ năng dữ liệu tiên tiến. Những kỹ năng này bao gồm an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), với số lượng người lao động cần những kỹ năng này dự kiến cũng sẽ tăng gấp ba lần 5 năm tới tại khu vực.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem