img

Phạm Phúc Lợi - nổi tiếng với tên gọi Kiếng Cận, một trong những nhiếp ảnh gia thành công và đắt giá nhất làng nghệ thuật Việt Nam. Anh không chỉ là cái tên nổi bật với khả năng tái tạo các sàn diễn thời trang, show diễn sân khấu thông qua hình ảnh, mà anh còn là “đầu tàu” điều hành một studio chuyên nghiệp.

Trong buổi trò chuyện cùng anh vào một buổi chiều cuối năm, chúng tôi đã có dịp nhìn lại một chặng đường đầy cảm xúc nhưng chẳng phải trên sân khấu mà là… trong bếp. Một chặng đường đầy cảm hứng mà ở đó trái ngọt là những điều tích cực, một chặng đường khiến người ta thêm trầm trồ vào anh.

Từ một người cầm máy, anh dấn thân vào căn bếp yêu thương, để rồi không chỉ là một nhiếp ảnh gia “tiếng tăm”, anh còn quá “thành công” trong vai trò một nhà thiện nguyện. Khi bàn về “thành công” giữa đại dịch, tôi cho rằng hiếm có ai có thể có được những thành quả rất riêng, rất bản lĩnh và cũng rất khác biệt như anh và có được độ lan toả mạnh mẽ như anh.

Hãy cùng nghe những chia sẻ rất chân thành, cảm hứng và đầy ý nghĩa của anh nhé.

img
img
img

Người ta biết đến Kiếng Cận là một nhiếp ảnh gia, đôi khi là một người thầy trên giảng đường. Hai công việc với cá tính rất khác nhau. Vậy theo anh, đâu là điều đã làm nên Kiếng Cận?

Hiện tại, mình là nhiếp ảnh gia, vừa là thuyền trưởng của Kiếng Cận team và cũng là giảng viên thỉnh giảng khoa du lịch, văn hoá ở các trường đại học.

Trong nhiếp ảnh, mình đặc biệt yêu thích nhiếp ảnh thời trang. Bên cạnh đó, mình còn là người định hình phong cách, xây dựng thương hiệu cho các cá nhân, đặc biệt là cho nghệ sĩ. Một công việc rất thú vị, đòi hỏi sự sức sáng tạo rất cao.

Đối với mình nhiếp ảnh là ngã rẽ, là đam mê còn thỉnh giảng là công việc mình đã được đào tạo trước kia. Sự bổ trợ của cả 2 công việc này đã làm nên Kiếng Cận như bây giờ.

 

img

Nhiếp ảnh gia, team leader hay giảng viên văn hoá đều là những công việc đều cần hoạt động teamwork, và tập trung đông người. Vậy chắc hẳn dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của anh?

Khi tình hình dịch bệnh diễn ra, công việc của mình lại rất gắn liền với nghệ thuật, biểu diễn, đặc thù là lúc nào cũng tập trung một lượng người rất đông. Cho nên nó gần như bị đóng băng hoàn toàn. Và chắc chắn rồi, mình đã gặp rất nhiều khó khăn.

Còn đối với công việc thỉnh giảng, mình cũng phải chấp nhận việc ngừng dạy trực tiếp. Tất cả các kế hoạch, dự án của mình bị ngưng trệ và thay đổi hoàn toàn.

 

img

Cảm xúc của anh khi các dự án bị đình trệ?

Mình thật sự cảm thấy hoang mang, hoang mang vì nhiều thứ lắm.

Thành thật thì mình không nghĩ đại dịch lại kéo dài đến như vậy. Đứng trước tình hình khó khăn như thế, mình và cả team đều cố gắng suy nghĩ tích cực, cố gắng vượt qua vì ai cũng khó khăn mà. Nếu công việc của mình bị đóng băng ở mảng này, thì phải tìm mảng khác, ngã rẽ khác để đi tiếp chứ.

 

img
img

Và ngã rẽ mà anh chọn là?

Vì bọn anh là những người làm nhiếp ảnh mà. Cho nên khi dịch đến, bọn anh lại tiếp tục nghĩ cách làm sao để có thể đồng hành cùng chiếc máy ảnh, đem hình ảnh lao vào các biến cố của xã hội, để mang lại những giá trị tích cực hơn.

Thay vì trước kia chụp các show diễn thời trang, thì bây giờ mình chụp các vấn đề xã hội.

Nó tuy không mang lại thu nhập hay các giá trị như trong thời bình nhưng nó mang lại cho chúng ta một tinh thần tích cực.

 

img

Anh có nói “đưa nhiếp ảnh vào biến cố xã hội”, anh có thể chia sẻ cụ thể hơn anh đã chọn hướng đi nào? Và cơ duyên nào?

Sau khi mình mất rất nhiều công việc thường niên như chụp sự kiện, biểu diễn hay nghệ thuật, mình bắt đầu có suy nghĩ đầu tiên về việc mang nhiếp ảnh vào đời sống. Và cách mình chọn đó là phóng sự.

Mình nghĩ thay vì để máy ảnh nằm im trong 4, 5 tháng phủ bụi, mình chọn cách cầm máy ảnh lao vào các bếp ăn thiện nguyện.

Và may mắn mình đã ghi lại được rất nhiều khoảnh khắc dễ thương khi đầu bếp tình nguyện làm việc ngày đêm cất công chuẩn bị hàng trăm suất ăn hỗ trợ tuyến đầu, những người cơ nhỡ hay người khó khăn.

Chính những hình ảnh đó giúp mình tích cực hơn, lạc quan hơn.

 

img

Là một nhiếp ảnh gia thành công trong cả nhiếp ảnh biểu diễn và bây giờ là phóng sự, một tip tâm đắt nhất anh muốn gửi đến các bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh?

Các bạn phải tập rung cảm với thế giới xung quanh.

Trước đây anh không có nhận ra điều đó, anh cũng y như các bạn đeo đuổi những trang web, theo đuổi cách chụp của người này người kia, đặc biệt là người nổi tiếng. Nhưng mà quan trọng là dù xem nhiều nhưng bạn vô cảm thì cũng không bao giờ sáng tạo được.

Bạn phải tập rung cảm với tất cả những điều từ vệt nắng qua cửa, từ nụ cười của mẹ, từ ánh đèn sân khấu, từ giọt nước mắt, nụ cười từ tất tần tật.

Rung cảm là chìa khoá và là tip tuyệt vời cho tất cả những người sáng tạo.

 

img

Trải qua một năm 2021 cực kỳ khó khăn, bây giờ có thời gian nhìn lại, cảm xúc của anh như thế nào?

Anh nghĩ, trong hoàn cảnh khó khăn nhất, con người ta mới có thể bộc lộ những nghị lực và trưởng thành hơn.

Trong đại dịch, tuy chúng ta đã gặp phải rất nhiều mất mát, tổn thương và cản trở. Thế nhưng, anh tin bù lại chúng ta sẽ kiên trì hơn, kiên cường hơn và mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, nó mang lại cho anh một trái tim nồng ấm hơn để kết nối với những người xung quanh.

Anh cảm thấy biến cố đã dạy anh trưởng thành hơn rất nhiều. Dạy anh cách đóng góp cho xã hội thay vì chỉ nghĩ đến bản thân như trước đây nữa.

 

img
img
img

Được biết anh đã trực tiếp đứng bếp và cùng hoạt động tình nguyện trong một căn bếp tình nguyện. Cơ duyên nào đã đưa anh đến với hoạt động thiện nguyện đó?

Như mình có nói, mình chuyển sang làm phóng sự và đến các căn bếp để chụp ảnh. Khi đó, mình đã được tiếp thêm rất nhiều sức mạnh khi thấy rất nhiều người chung tay, dám lao ra ngoài hoạt động vì cộng đồng. Mình mới nghĩ, tại sao mình lại không đứng trước chiếc máy ảnh và giúp họ một tay.

Mình buông máy xuống, không phải chụp và bấm nữa mà bắt đầu trực tiếp nấu nướng, trao quà, và hoạt động thiện nguyện.

Đến bây giờ, mình vẫn nghĩ chuyện ý nghĩa nhất mình đã từng làm chính là sự thay đổi vị trí từ người cầm máy thành người đứng trực tiếp trong bếp. Thật đúng là khi ta thích nghi và thay đổi tốt, nó sẽ mang lại năng lượng tốt.

 

img

Từ một nhiếp ảnh gia chỉ cầm máy ảnh, bây giờ trở thành một đầu bếp thiện nguyện. Anh đã vận hành, và xây dựng bếp yêu thương như thế nào?

Vào thời điểm mà dịch bùng căng thẳng nhất, mình có rủ rê bạn bè người thân tham gia vào CLB Suối Mát Từ Tâm, một căn bếp do các hoa hậu đã từng hợp tác với mình hoạt động. Mình trực tiếp nhìn thấy các bạn đó lăn xả từ sáng đến chiều tối, làm hết mình chứ không phải chỉ là hình thức nữa. Mình đã rất là ngưỡng mộ các bạn rồi.

Không ngờ duyên đến, chiều hôm đó, có một giáo viên ở trường đại học Nguyễn Tất Thành, là nơi mình đang thỉnh giảng, gọi cho mình.

Cô có bày tỏ là ở trường có một bếp ăn 5 sao dùng để đào tạo cho sinh viên, thay vì bỏ trống trong nhiều tháng, thì khoa muốn tận dụng căn bếp đó để làm một điều gì đó có ích cho xã hội.

Và mình đã tham gia không ngần ngại.

 

img

Vận hành một căn bếp tình nguyện giữa giai đoạn dịch căng thẳng chắc chắn không hề dễ dàng. Anh đã gặp những khó khăn gì trong quá trình đầy cảm xúc đó?

Có nhiều chứ. Đặc biệt trong lúc đó chính là phải đảm bảo 5K, an toàn dịch, tránh tình hình lây nhiễm chéo rồi ảnh hưởng đến thức ăn. Thì CLB bếp mới quyết định là sẽ có 10 người, sinh sống, hoạt động và ở lại bên trong căn bếp luôn.

Những tháng ngày đó mình thấy y chang như mình đi nhập ngũ vâỵ đó. Mình rời bỏ cái giường êm ái, vườn cây và ngôi nhà thương yêu của mình để cùng các đồng nghiệp, con cháu mình đến ở trong cùng 1 căn phòng.

Và mình đã có 1 tháng ở trên tầng 2 của trường và hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

 

img

Một ngày làm việc ở căn bếp yêu thương của anh sẽ diễn ra như thế nào?

Công tác mỗi ngày của bếp ăn bao gồm các công đoạn từ nhập kho, nấu ăn, phân phần. Bọn mình làm từ 6, 7 giờ sáng cho đến chiều tối. Mỗi ngày 10 con người không chuyên về nấu ăn nấu từ 200, 300, 500 có khi 700 phần một ngày.

Các thầy cô chỉ quen với giấy bảng phấn bây giờ cũng cầm nồi niêu xoong chảo. Đối với chúng tôi, đó là rất nhiều nỗ lực, là kỷ niệm và là một dấu ấn vô cùng tuyệt vời.

img
img

Vận hành bếp thiện nguyện chắc chắn cần phải có một nguồn tài chính vững vàng, khi đó anh đã giải quyết vấn đề tài chính thế nào?

Căn bếp hoạt động thực sự là nhờ vào sự ủng hộ của các mạnh thường quân. Lúc đó, tôi có đăng lên trên mạng xã hội của mình và may mắn kết nối được với các nghệ sĩ và đặc biệt là dự án Sài Gòn Thương, và còn gây được thêm một quỹ học bổng cho sinh viên khó khăn và trẻ em mồ côi nữa.

Đó là một chút những đóng góp bé nhỏ của chúng tôi cho xã hội so với những sự góp sức vô cùng to lớn ở ngoài kia.

 

img

Vậy còn bản thân anh thì sao, anh đã gặp những khó khăn thế nào trong thời gian đó? Anh có sợ không khi ở rất gần vùng dịch?

Sợ chứ. Sợ mình bị nhiễm rồi làm phiền đến gia đình. Tuy là sợ nhưng không lẽ mình lại không tham gia một hoạt động gía trị và có ích như vậy. Cho nên anh rất cẩn thận và làm theo chỉ dẫn phòng dịch của căn bếp.

 

img

Một hành trình đầy xúc động như thế, có hình ảnh nào khiến anh không thể quên?

Mình xúc động nhất chính là khi mà thấy những thầy cô chấp nhận xa gia đình, xa con của họ để vào ở trong căn bếp. Mỗi tối thấy họ gọi điện thoại về cho con cái, mình cực kỳ xúc động.

Đặc biệt, bạn đầu bếp chuyên nghiệp duy nhất của bếp còn chấp nhận xa vợ mới cưới để vào trong đó ở. Mình có bảo em ấy hãy gửi thông điệp về cho vợ đi mà bạn ấy ngại quá, nên mình mới nghĩ ra ý tưởng sẽ viết chữ để những hộp cơm mang thông điệp đó ra bên ngoài.

 

img
img

Quả thật, cơm chữ đã là một dự án rất có tiếng vang và nhận được phản hồi rất tốt. Hành trình anh đến với “cơm chữ” như thế nào?

Khi mình bắt đầu viết thông điệp đầu tiên, mình còn nhớ hôm đó là trung thu nên mình mới rủ các thầy cô cùng viết lên hộp cơm đi. Lúc đó mình chỉ viết một câu chúc đơn giản.

Nhưng mà tình cờ là hôm đó trang fanpage nhận được rất nhiều phản hồi tích cực luôn. “Mình xúc động quá, không ngờ mình nằm trong bệnh viện một mình mà còn nhận được lời chúc”

Dần dần, hộp cơm không còn chỉ đơn giản là một “hộp cơm” nữa, mà những câu chữ trên hộp cơm trở thành một chiếc chìa khoá kết nối gian bếp cùng thế giới bên ngoài. Mình kết nối được với tuyến đầu, với các bác sĩ.

Lúc đó cả bếp cực kỳ vui và xúc động vì những thông điệp đã được truyền qua cửa đến tay với rất nhiều người và được đón nhận bằng tinh thần rất tích cực.

 

img

Trong số những phản hồi anh nhận được, đâu là điều làm anh xúc động và là kỷ niệm khó quên?

Mình còn nhớ các bệnh viện dã chiến đã ghi lại cho mình một thông điệp vô cùng dễ thương luôn “Các bệnh nhân rất là cần tinh thần lạc quan, chính vì vậy mà bếp của em cố gắng viết nhiều hơn nữa được không”.

Thật sự việc viết cơm chữ không hề đơn giản, nó là tốn thời gian, ban đầu 30 phút chỉ được có 30 hộp thôi, vì viết bằng thơ mà còn phải trang trí nữa chứ. Sau đó, mình và căn bếp cố gắng trong mỗi bệnh viện 100 phần thì sẽ có 5 hộp có chữ.

Bác sĩ có kể với bọn mình là bệnh nhân họ rất là chờ lúc phát cơm, ai nhận được hộp cơm chữ thì sẽ đọc cho cả phòng cùng nghe. Mình rất mừng vì cái không khí nó đã lạc quan và vui vẻ hơn rất nhiều.

Mình hạnh phúc nhất trong giai đoạn đó vì đã làm việc tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại mang đến giá trị to lớn cho cộng đồng.

 

img
img

Khi nghe được những lời hồi đáp đó, cảm xúc của anh như thế nào?

Mình còn nhớ có một bệnh nhân đã tìm được trang web của Bếp Yêu Thương và gửi tin nhắn cảm ơn đến cho gian bếp. Bạn đó nói “Cảm ơn cô, tôi ăn xong muốn giữ lại và bảo quản hộp vì nó giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Lúc đó tự nhiên mình xúc động, hạnh phúc quá chừng. Mình thật sự không nghĩ là lại có quá nhiều điều dễ thương đến như vậy.

Nếu trước đây khi nhận hộp cơm họ hạnh phúc 1 thì bây giờ những câu chữ khiến họ hạnh phúc 10. Mình không ngờ thông điệp lại mạnh mẽ đến vậy.

Sau đó mỗi ngày vào buổi tối mình cũng tranh thủ viết nhiều hơn. Rồi mình cũng huy động các thầy cô và mọi người khắp nơi gửi câu chữ về cho mình để cùng đóng góp và đồng hành cùng với mình.

 

img

Với sức lan toả của “cơm chữ”, anh có nghĩ đây là thành công của mình?

Trước đây, khi mà mọi thứ bình yên. Anh nghĩ thành công nhất là khi anh làm công việc kiếm nhiều tiền, lo cho gia đình là thành công. Rồi có khi, anh cũng đã từng nghĩ thành công là khi phải làm được hết các kế hoạch, làm được việc này việc kia.

Xem full cuộc trò chuyện của cùng anh Phúc Lợi tại đây.

img

Anh có còn nhớ những câu thơ mình đã từng viết để đưa yêu thương tích cực đến với tuyến đầu?

Mình nhớ chứ, chẳng hạn như:

“Ngàn năm con tạo xoay vần, ngày nay chống dịch cũng cần có thơ”.

“Bếp này bếp nghĩa bếp tình
Ăn vào một miếng nhớ mình nhớ thương”

 

img

Sau nhiều khó khăn và trải qua một năm thăng trầm cảm xúc như vậy, quan niệm về thành công của một người đàn ông trong anh có thay đổi?

Thật sự, mình nghĩ nó phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ và mong mỏi của từng người. Đối với cá nhân anh, ngoài bản lĩnh sự nghiệp, vật chất, thành công là khi mình lan toả được năng lượng tích cực đối với những người xung quanh. Truyền đi thông điệp tích cực và chung tay vì cộng đồng.

 

img

Bây giờ đã là cuối năm cũ rồi, anh có những dự định gì cho công việc và hoạt động thiện nguyện của mình trong năm mới?

Cuối năm 2022 anh sẽ có một triển lãm mà ở đó anh sẽ trưng bày tất cả ảnh anh đã chụp trong suốt thời gian qua, tất cả những show diễn sẽ được tái hiện. Bên cạnh đó, sách ảnh cũng là một thứ anh đang hướng đến.

Dự án cộng đồng là chắc chắn không bao giờ có thể thiếu. Không chỉ riêng dịch bệnh mà hàng năm anh vẫn có những chuyến thiện nguyện về Tây Bắc chẳng hạn. À, triển lãm ảnh của anh cũng là nhằm mục đích tạo ra ngân sách cho các chuyến thiện nguyện ở vùng sâu vùng xa đó.

 

Cảm ơn anh và những chia sẻ rất cảm hứng từ anh.
 

img

Phạm Phúc Lợi - nổi tiếng với tên gọi Kiếng Cận, một trong những nhiếp ảnh gia thành công và đắt giá nhất làng nghệ thuật Việt Nam. Anh không chỉ là cái tên nổi bật với khả năng tái tạo các sàn diễn thời trang, show diễn sân khấu thông qua hình ảnh, mà anh còn là “đầu tàu” điều hành một studio chuyên nghiệp.

Trong buổi trò chuyện cùng anh vào một buổi chiều cuối năm, chúng tôi đã có dịp nhìn lại một chặng đường đầy cảm xúc nhưng chẳng phải trên sân khấu mà là… trong bếp. Một chặng đường đầy cảm hứng mà ở đó trái ngọt là những điều tích cực, một chặng đường khiến người ta thêm trầm trồ vào anh.

Từ một người cầm máy, anh dấn thân vào căn bếp yêu thương, để rồi không chỉ là một nhiếp ảnh gia “tiếng tăm”, anh còn quá “thành công” trong vai trò một nhà thiện nguyện. Khi bàn về “thành công” giữa đại dịch, tôi cho rằng hiếm có ai có thể có được những thành quả rất riêng, rất bản lĩnh và cũng rất khác biệt như anh và có được độ lan toả mạnh mẽ như anh.

Hãy cùng nghe những chia sẻ rất chân thành, cảm hứng và đầy ý nghĩa của anh nhé.

img
img

Người ta biết đến Kiếng Cận là một nhiếp ảnh gia, đôi khi là một người thầy trên giảng đường. Hai công việc với cá tính rất khác nhau. Vậy theo anh, đâu là điều đã làm nên Kiếng Cận?

Hiện tại, mình là nhiếp ảnh gia, vừa là thuyền trưởng của Kiếng Cận team và cũng là giảng viên thỉnh giảng khoa du lịch, văn hoá ở các trường đại học.

Trong nhiếp ảnh, mình đặc biệt yêu thích nhiếp ảnh thời trang. Bên cạnh đó, mình còn là người định hình phong cách, xây dựng thương hiệu cho các cá nhân, đặc biệt là cho nghệ sĩ. Một công việc rất thú vị, đòi hỏi sự sức sáng tạo rất cao.

Đối với mình nhiếp ảnh là ngã rẽ, là đam mê còn thỉnh giảng là công việc mình đã được đào tạo trước kia. Sự bổ trợ của cả 2 công việc này đã làm nên Kiếng Cận như bây giờ.

Nhiếp ảnh gia, team leader hay giảng viên văn hoá đều là những công việc đều cần hoạt động teamwork, và tập trung đông người. Vậy chắc hẳn dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của anh?

Khi tình hình dịch bệnh diễn ra, công việc của mình lại rất gắn liền với nghệ thuật, biểu diễn, đặc thù là lúc nào cũng tập trung một lượng người rất đông. Cho nên nó gần như bị đóng băng hoàn toàn. Và chắc chắn rồi, mình đã gặp rất nhiều khó khăn.

Còn đối với công việc thỉnh giảng, mình cũng phải chấp nhận việc ngừng dạy trực tiếp. Tất cả các kế hoạch, dự án của mình bị ngưng trệ và thay đổi hoàn toàn.

Cảm xúc của anh khi các dự án bị đình trệ?

Mình thật sự cảm thấy hoang mang, hoang mang vì nhiều thứ lắm.

Thành thật thì mình không nghĩ đại dịch lại kéo dài đến như vậy. Đứng trước tình hình khó khăn như thế, mình và cả team đều cố gắng suy nghĩ tích cực, cố gắng vượt qua vì ai cũng khó khăn mà. Nếu công việc của mình bị đóng băng ở mảng này, thì phải tìm mảng khác, ngã rẽ khác để đi tiếp chứ.

img

Và ngã rẽ mà anh chọn là?

Vì bọn anh là những người làm nhiếp ảnh mà. Cho nên khi dịch đến, bọn anh lại tiếp tục nghĩ cách làm sao để có thể đồng hành cùng chiếc máy ảnh, đem hình ảnh lao vào các biến cố của xã hội, để mang lại những giá trị tích cực hơn.

Thay vì trước kia chụp các show diễn thời trang, thì bây giờ mình chụp các vấn đề xã hội.

Nó tuy không mang lại thu nhập hay các giá trị như trong thời bình nhưng nó mang lại cho chúng ta một tinh thần tích cực.

Anh có nói “đưa nhiếp ảnh vào biến cố xã hội”, anh có thể chia sẻ cụ thể hơn anh đã chọn hướng đi nào? Và cơ duyên nào?

Sau khi mình mất rất nhiều công việc thường niên như chụp sự kiện, biểu diễn hay nghệ thuật, mình bắt đầu có suy nghĩ đầu tiên về việc mang nhiếp ảnh vào đời sống. Và cách mình chọn đó là phóng sự.

Mình nghĩ thay vì để máy ảnh nằm im trong 4, 5 tháng phủ bụi, mình chọn cách cầm máy ảnh lao vào các bếp ăn thiện nguyện.

Và may mắn mình đã ghi lại được rất nhiều khoảnh khắc dễ thương khi đầu bếp tình nguyện làm việc ngày đêm cất công chuẩn bị hàng trăm suất ăn hỗ trợ tuyến đầu, những người cơ nhỡ hay người khó khăn.

Chính những hình ảnh đó giúp mình tích cực hơn, lạc quan hơn.

Là một nhiếp ảnh gia thành công trong cả nhiếp ảnh biểu diễn và bây giờ là phóng sự, một tip tâm đắt nhất anh muốn gửi đến các bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh?

Các bạn phải tập rung cảm với thế giới xung quanh.

Trước đây anh không có nhận ra điều đó, anh cũng y như các bạn đeo đuổi những trang web, theo đuổi cách chụp của người này người kia, đặc biệt là người nổi tiếng. Nhưng mà quan trọng là dù xem nhiều nhưng bạn vô cảm thì cũng không bao giờ sáng tạo được.

Bạn phải tập rung cảm với tất cả những điều từ vệt nắng qua cửa, từ nụ cười của mẹ, từ ánh đèn sân khấu, từ giọt nước mắt, nụ cười từ tất tần tật.

Rung cảm là chìa khoá và là tip tuyệt vời cho tất cả những người sáng tạo.

Trải qua một năm 2021 cực kỳ khó khăn, bây giờ có thời gian nhìn lại, cảm xúc của anh như thế nào?

Anh nghĩ, trong hoàn cảnh khó khăn nhất, con người ta mới có thể bộc lộ những nghị lực và trưởng thành hơn.

Trong đại dịch, tuy chúng ta đã gặp phải rất nhiều mất mát, tổn thương và cản trở. Thế nhưng, anh tin bù lại chúng ta sẽ kiên trì hơn, kiên cường hơn và mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, nó mang lại cho anh một trái tim nồng ấm hơn để kết nối với những người xung quanh.

Anh cảm thấy biến cố đã dạy anh trưởng thành hơn rất nhiều. Dạy anh cách đóng góp cho xã hội thay vì chỉ nghĩ đến bản thân như trước đây nữa.

img
img

Được biết anh đã trực tiếp đứng bếp và cùng hoạt động tình nguyện trong một căn bếp tình nguyện. Cơ duyên nào đã đưa anh đến với hoạt động thiện nguyện đó?

Như mình có nói, mình chuyển sang làm phóng sự và đến các căn bếp để chụp ảnh. Khi đó, mình đã được tiếp thêm rất nhiều sức mạnh khi thấy rất nhiều người chung tay, dám lao ra ngoài hoạt động vì cộng đồng. Mình mới nghĩ, tại sao mình lại không đứng trước chiếc máy ảnh và giúp họ một tay.

Mình buông máy xuống, không phải chụp và bấm nữa mà bắt đầu trực tiếp nấu nướng, trao quà, và hoạt động thiện nguyện.

Đến bây giờ, mình vẫn nghĩ chuyện ý nghĩa nhất mình đã từng làm chính là sự thay đổi vị trí từ người cầm máy thành người đứng trực tiếp trong bếp. Thật đúng là khi ta thích nghi và thay đổi tốt, nó sẽ mang lại năng lượng tốt.

Từ một nhiếp ảnh gia chỉ cầm máy ảnh, bây giờ trở thành một đầu bếp thiện nguyện. Anh đã vận hành, và xây dựng bếp yêu thương như thế nào?

Vào thời điểm mà dịch bùng căng thẳng nhất, mình có rủ rê bạn bè người thân tham gia vào CLB Suối Mát Từ Tâm, một căn bếp do các hoa hậu đã từng hợp tác với mình hoạt động. Mình trực tiếp nhìn thấy các bạn đó lăn xả từ sáng đến chiều tối, làm hết mình chứ không phải chỉ là hình thức nữa. Mình đã rất là ngưỡng mộ các bạn rồi.

Không ngờ duyên đến, chiều hôm đó, có một giáo viên ở trường đại học Nguyễn Tất Thành, là nơi mình đang thỉnh giảng, gọi cho mình.

Cô có bày tỏ là ở trường có một bếp ăn 5 sao dùng để đào tạo cho sinh viên, thay vì bỏ trống trong nhiều tháng, thì khoa muốn tận dụng căn bếp đó để làm một điều gì đó có ích cho xã hội.

Và mình đã tham gia không ngần ngại.

Vận hành một căn bếp tình nguyện giữa giai đoạn dịch căng thẳng chắc chắn không hề dễ dàng. Anh đã gặp những khó khăn gì trong quá trình đầy cảm xúc đó?

Có nhiều chứ. Đặc biệt trong lúc đó chính là phải đảm bảo 5K, an toàn dịch, tránh tình hình lây nhiễm chéo rồi ảnh hưởng đến thức ăn. Thì CLB bếp mới quyết định là sẽ có 10 người, sinh sống, hoạt động và ở lại bên trong căn bếp luôn.

Những tháng ngày đó mình thấy y chang như mình đi nhập ngũ vâỵ đó. Mình rời bỏ cái giường êm ái, vườn cây và ngôi nhà thương yêu của mình để cùng các đồng nghiệp, con cháu mình đến ở trong cùng 1 căn phòng.

Và mình đã có 1 tháng ở trên tầng 2 của trường và hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Một ngày làm việc ở căn bếp yêu thương của anh sẽ diễn ra như thế nào?

Công tác mỗi ngày của bếp ăn bao gồm các công đoạn từ nhập kho, nấu ăn, phân phần. Bọn mình làm từ 6, 7 giờ sáng cho đến chiều tối. Mỗi ngày 10 con người không chuyên về nấu ăn nấu từ 200, 300, 500 có khi 700 phần một ngày.

Các thầy cô chỉ quen với giấy bảng phấn bây giờ cũng cầm nồi niêu xoong chảo. Đối với chúng tôi, đó là rất nhiều nỗ lực, là kỷ niệm và là một dấu ấn vô cùng tuyệt vời.

img

Vận hành bếp thiện nguyện chắc chắn cần phải có một nguồn tài chính vững vàng, khi đó anh đã giải quyết vấn đề tài chính thế nào?

Căn bếp hoạt động thực sự là nhờ vào sự ủng hộ của các mạnh thường quân. Lúc đó, tôi có đăng lên trên mạng xã hội của mình và may mắn kết nối được với các nghệ sĩ và đặc biệt là dự án Sài Gòn Thương, và còn gây được thêm một quỹ học bổng cho sinh viên khó khăn và trẻ em mồ côi nữa.

Đó là một chút những đóng góp bé nhỏ của chúng tôi cho xã hội so với những sự góp sức vô cùng to lớn ở ngoài kia.

Vậy còn bản thân anh thì sao, anh đã gặp những khó khăn thế nào trong thời gian đó? Anh có sợ không khi ở rất gần vùng dịch?

Sợ chứ. Sợ mình bị nhiễm rồi làm phiền đến gia đình. Tuy là sợ nhưng không lẽ mình lại không tham gia một hoạt động gía trị và có ích như vậy. Cho nên anh rất cẩn thận và làm theo chỉ dẫn phòng dịch của căn bếp.

Một hành trình đầy xúc động như thế, có hình ảnh nào khiến anh không thể quên?

Mình xúc động nhất chính là khi mà thấy những thầy cô chấp nhận xa gia đình, xa con của họ để vào ở trong căn bếp. Mỗi tối thấy họ gọi điện thoại về cho con cái, mình cực kỳ xúc động.

Đặc biệt, bạn đầu bếp chuyên nghiệp duy nhất của bếp còn chấp nhận xa vợ mới cưới để vào trong đó ở. Mình có bảo em ấy hãy gửi thông điệp về cho vợ đi mà bạn ấy ngại quá, nên mình mới nghĩ ra ý tưởng sẽ viết chữ để những hộp cơm mang thông điệp đó ra bên ngoài.

img

Quả thật, cơm chữ đã là một dự án rất có tiếng vang và nhận được phản hồi rất tốt. Hành trình anh đến với “cơm chữ” như thế nào?

Khi mình bắt đầu viết thông điệp đầu tiên, mình còn nhớ hôm đó là trung thu nên mình mới rủ các thầy cô cùng viết lên hộp cơm đi. Lúc đó mình chỉ viết một câu chúc đơn giản.

Nhưng mà tình cờ là hôm đó trang fanpage nhận được rất nhiều phản hồi tích cực luôn. “Mình xúc động quá, không ngờ mình nằm trong bệnh viện một mình mà còn nhận được lời chúc”

Dần dần, hộp cơm không còn chỉ đơn giản là một “hộp cơm” nữa, mà những câu chữ trên hộp cơm trở thành một chiếc chìa khoá kết nối gian bếp cùng thế giới bên ngoài. Mình kết nối được với tuyến đầu, với các bác sĩ.

Lúc đó cả bếp cực kỳ vui và xúc động vì những thông điệp đã được truyền qua cửa đến tay với rất nhiều người và được đón nhận bằng tinh thần rất tích cực.

Trong số những phản hồi anh nhận được, đâu là điều làm anh xúc động và là kỷ niệm khó quên?

Mình còn nhớ các bệnh viện dã chiến đã ghi lại cho mình một thông điệp vô cùng dễ thương luôn “Các bệnh nhân rất là cần tinh thần lạc quan, chính vì vậy mà bếp của em cố gắng viết nhiều hơn nữa được không”.

Thật sự việc viết cơm chữ không hề đơn giản, nó là tốn thời gian, ban đầu 30 phút chỉ được có 30 hộp thôi, vì viết bằng thơ mà còn phải trang trí nữa chứ. Sau đó, mình và căn bếp cố gắng trong mỗi bệnh viện 100 phần thì sẽ có 5 hộp có chữ.

Bác sĩ có kể với bọn mình là bệnh nhân họ rất là chờ lúc phát cơm, ai nhận được hộp cơm chữ thì sẽ đọc cho cả phòng cùng nghe. Mình rất mừng vì cái không khí nó đã lạc quan và vui vẻ hơn rất nhiều.

Mình hạnh phúc nhất trong giai đoạn đó vì đã làm việc tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại mang đến giá trị to lớn cho cộng đồng.

img

Khi nghe được những lời hồi đáp đó, cảm xúc của anh như thế nào?

Mình còn nhớ có một bệnh nhân đã tìm được trang web của Bếp Yêu Thương và gửi tin nhắn cảm ơn đến cho gian bếp. Bạn đó nói “Cảm ơn cô, tôi ăn xong muốn giữ lại và bảo quản hộp vì nó giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Lúc đó tự nhiên mình xúc động, hạnh phúc quá chừng. Mình thật sự không nghĩ là lại có quá nhiều điều dễ thương đến như vậy.

Nếu trước đây khi nhận hộp cơm họ hạnh phúc 1 thì bây giờ những câu chữ khiến họ hạnh phúc 10. Mình không ngờ thông điệp lại mạnh mẽ đến vậy.

Sau đó mỗi ngày vào buổi tối mình cũng tranh thủ viết nhiều hơn. Rồi mình cũng huy động các thầy cô và mọi người khắp nơi gửi câu chữ về cho mình để cùng đóng góp và đồng hành cùng với mình.

Với sức lan toả của “cơm chữ”, anh có nghĩ đây là thành công của mình?

Trước đây, khi mà mọi thứ bình yên. Anh nghĩ thành công nhất là khi anh làm công việc kiếm nhiều tiền, lo cho gia đình là thành công. Rồi có khi, anh cũng đã từng nghĩ thành công là khi phải làm được hết các kế hoạch, làm được việc này việc kia.

Xem full cuộc trò chuyện của cùng anh Phúc Lợi tại đây.

Anh có còn nhớ những câu thơ mình đã từng viết để đưa yêu thương tích cực đến với tuyến đầu?

Mình nhớ chứ, chẳng hạn như:

“Ngàn năm con tạo xoay vần, ngày nay chống dịch cũng cần có thơ”.

“Bếp này bếp nghĩa bếp tình
Ăn vào một miếng nhớ mình nhớ thương”

Sau nhiều khó khăn và trải qua một năm thăng trầm cảm xúc như vậy, quan niệm về thành công của một người đàn ông trong anh có thay đổi?

Thật sự, mình nghĩ nó phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ và mong mỏi của từng người. Đối với cá nhân anh, ngoài bản lĩnh sự nghiệp, vật chất, thành công là khi mình lan toả được năng lượng tích cực đối với những người xung quanh. Truyền đi thông điệp tích cực và chung tay vì cộng đồng.

Bây giờ đã là cuối năm cũ rồi, anh có những dự định gì cho công việc và hoạt động thiện nguyện của mình trong năm mới?

Cuối năm 2022 anh sẽ có một triển lãm mà ở đó anh sẽ trưng bày tất cả ảnh anh đã chụp trong suốt thời gian qua, tất cả những show diễn sẽ được tái hiện. Bên cạnh đó, sách ảnh cũng là một thứ anh đang hướng đến.

Dự án cộng đồng là chắc chắn không bao giờ có thể thiếu. Không chỉ riêng dịch bệnh mà hàng năm anh vẫn có những chuyến thiện nguyện về Tây Bắc chẳng hạn. À, triển lãm ảnh của anh cũng là nhằm mục đích tạo ra ngân sách cho các chuyến thiện nguyện ở vùng sâu vùng xa đó.

Cảm ơn anh và những chia sẻ rất cảm hứng từ anh.
 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem