Những Doanh nghiệp thầm lặng đằng sau cuộc cách mạng 4.0

Thứ sáu, ngày 12/03/2021 14:36 PM (GMT+7)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã không còn quá xa lạ người dân và chắc hẳn giờ đây chúng ta đã quá quen với các thuật ngữ như AI (trí tuệ nhân tạo), Bigdata hay IoT (vạn vật kết nối) – thời kỳ mà hàng tỷ các thiết bị được kết nối với nhau mà ví dụ điển hình nhất là hệ thống nhà thông minh (smart Home) – khi mà tất cả các thiết bị trong gia đình hoàn toàn có thể được điều khiển từ xa và hiện đại hơn là khả năng ghi nhớ thói quen của người sử dụng.
Bình luận 0

img

Liệu bạn có tự hỏi, đằng sau sự thành công công của 1 cuộc cách mạng là gì chưa?

Câu trả lời là một hệ thống hạ tầng viễn thông đồ sộ liên kết toàn cầu, một khối lượng dữ liệu khổng lồ và một ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển nhanh như vũ bão. Để nói đến sự phát triển của công nghệ 4.0 thì có lẽ sẽ tốn rất nhiều giấy mực nên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ nói đến sự phát triển của ngành viễn thông và những bước tiến vượt bậc nhằm theo kịp tốc độ phát triển của thế giới!

Có thể nói, hạ tầng Viễn Thông, Thông tin liên lạc là yếu tố quan trọng số 1 và đứng sau tất cả các thành tựu khoa học, nhưng lại được rất ít người quan tâm tới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của “nền móng” toàn bộ ngành CNTT hiện nay.

Những thành tựu của ngành viễn thông

Năm 1991: Mạng 2G ra đời là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông thế hệ thứ hai (công nghệ mạng không dây tế bào - wireless cellular technology). Mạng 2G được triển khai thương mại trên chuẩn tiêu chuẩn GSM  bởi nhà mạng Radiolinja (hiện là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj).

Ba tính năng vượt trội của mạng 2G so với 2 công nghệ tiền nhiệm là 0G và 1G là:

-Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng tín hiệu kỹ thuật số (digital encrypted).

-Sử dụng hiệu quả hơn phổ tần số vô tuyến cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần.

-Cung cấp dịch vụ dữ liệu cho di động, bắt đầu với tin nhắn văn bản SMS.

Năm 2001: Mạng 3G lần đầu được đưa vào sử dụng tại Nhật Bản, đây là bước nhảy vọt của mạng di động khi đã tích hợp các tính năng như gửi Email, Video, Hình ảnh và lướt web,… mang tới rất nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

img

Năm 2007: Mạng 4G lần đầu được đưa vào sử dụng ở Hàn Quốc nhưng phải đến 2012 mới đáp ứng các tiêu chuẩn IMT nâng cao. Đến cuối năm 2016, Bộ TT-TT Việt Nam đã cấp giấy phép cho 5 doanh nghiệp là VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamoblie và Gtel triển khai mạng 4G trên băng tần 1.800MHz. Sự khác biệt lớn nhất mà 4G mang lại là: Tốc độ download và upload (nhanh gấp 10 lần so với 3G)  và kết nối thời gian thực. Khắc phục được rất nhiều điểm hạn chế của mạng 3G. Tính đến hết năm 2020 tại Việt Nam đã có gần 70 triệu thuê bao sử dụng 3G, 4G và còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Năm 2020, mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) đã được nghiên cứu và ra đời cho tốc độ cao hơn gấp 100 lần mạng 4G, mở ra kỷ nguyên hoàn toàn mới của  mạng không dây. Với tốc độ 5G sẽ cho phép người dùng hoàn toàn có thể nắm bắt thông tin hữu ích như: tình trạng giao động, mức độ ô nhiễm không khí hay tình trạng của các bãi đỗ xe,.. một cách kịp thời và dễ dàng. Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT).

img

Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng đang nỗ lực để đạt được tham vọng 5G, nhưng con đường phía trước có vô số trở ngại về mặt công nghệ, hạ tầng cơ sở, quản trị và đặc biệt là chi phí nâng cấp. Chính phủ Việt Nam vẫn đang đảm bảo được tiến độ kế hoạch theo lộ trình chiến lược công nghiệp 4.0, gồm hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng là điều tối quan trọng, là nền móng để xây nên cả hệ thống công nghệ.

Nắm bắt được xu hướng đó, công ty CP Viễn Thông Xanh Việt Nam luôn đi đầu trong việc cung cấp vật tư, thiết bị chất lượng cùng đồng hành các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, FPT, Mobifone, CMC… góp phần cho sự phát triển của ngành CNTT của cả nước. CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG XANH VIỆT NAM  là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt các sản phẩm, thiết bị trong lĩnh vực hệ thống mạng, thoại, viễn thông và hệ thống CCTV. Hiện nay, Viễn Thông Xanh đang là nhà phân phối các sản phẩm: cáp mạng, cáp quang, cáp điều khiển, cáp đồng trục, dây nhảy quang và các loại cáp thông tin khác của Vinacap, Sacom, Postef, M3 Viettel. Hàng nhập khẩu có các sản phẩm của Commscope, Alatek, Belden, Altek kabel. Về mặt thiết bị, Viễn Thông Xanh cung cấp các loại bộ chuyển đổi quang điện, switch chia mạng, bộ phát wifi, …với các thương hiệu hàng đầu như Cisco, TP-Link, Planet , Optone, 3onedata.

Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, Viễn Thông Xanh phấn đấu trở thành nhà phân phối các sản phẩm viễn thông hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Mong muốn đóng góp vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế.

Mọi chi tiết xin vui lòng tham khảo tại: Website: vienthongxanh.vn hoặc vtxvn.com

Viễn Thông Xanh - Kết nối công nghệ việt

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem