GS. TSKH. Phan Xuân Sơn nói về quản lý xung đột xã hội không để xảy ra các điểm nóng. Clip Phạm Hưng

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 1.

Thưa GS, vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk diễn ra bất ngờ nhưng lực lượng chức năng của chúng ta đã nhanh chóng xử lý, ổn định đời sống nhân dân, GS có suy nghĩ gì?

- Vụ việc xảy ra đêm 11/6/2023 ở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, chúng ta có thể rút ra mấy vấn đề.

Trước hết phải nói, là nhà khoa học nghiên cứu về các vấn đề dân tộc thiểu số, xung đột xã hội nhưng khi đọc thông tin về nhóm đối tượng tấn công trụ sở 2 xã  ở Đắk Lắk, tôi cũng rất bất ngờ.

Bất ngờ thứ nhất, đây là một hình thức tấn công rất mới. Từ trước đến nay xung đột xã hội thường phát triển từ thấp tới cao, nghĩa là từ những sự bất bình, khiếu nại, tố cáo, biểu tình đông người, quá khích, đập phá rồi mới đến tấn công vào người thi hành công vụ và trụ sở chính quyền. Lần này chúng tấn công ngay và trực tiếp vào trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk, sát hại nhiều cán bộ, chiến sĩ công an và người dân.

img
img
img
img

Truy bắt các đối tượng trong vụ khủng bố ở Đắk Lắk - Ảnh CSCĐ

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 3.

Bất ngờ thứ hai là vụ tấn công không có biểu hiện gì trước đó ở mức thấp mà cao hẳn, nghĩa là chúng tấn công ngay vào chính quyền. Chính quyền ở đây không phải là chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh mà là cấp xã (cơ sở), chúng nhắm vào cán bộ xã để sát hại. Hành vi của chúng rất manh động, tàn bạo, thậm chí có những hành vi được thực hiện đã được dàn dựng sẵn từ trước. Điều này thể hiện bọn chúng đã nhắm trước mục tiêu, nhằm khủng bố tinh thần, gây hoảng sợ cho nhân dân. Phải nói đây là những điều rất mới trong các vụ việc nóng vừa qua.

Những điểm mới được phân tích nêu trên cho thấy tổ chức này có sự chuyển hướng trong hình thức tấn công, mà sự chuyển hướng là khủng bố chứ không phải đấu tranh bày tỏ ý chí, nguyện vọng gì cả. Chúng làm cho chính quyền và nhân dân phải hoảng sợ. Hình thức này của chúng được công an đã nhận định là "manh động, dã man, mất nhân tính".

Sau vụ việc này, chúng ta có thể thấy không có một tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm. Không phải tổ chức Đề Ga, FULRO, Triều đại Việt hay Việt Tân… đứng ra nhận trách nhiệm. Như vậy có thể thấy sau vụ tấn công tung tích nhóm này chơi vơi, chưa rõ thuộc tổ chức nào, điều này đang được cơ quan điều tra đấu tranh làm rõ.

Hành động của nhóm này giống như một nhóm tự phát nhưng tôi xin khẳng định đây không phải tự phát, bởi nếu tự phát thì không thể hành động như thế được. Một vài người bất mãn dẫn tới tiêu cực thì không thể thực hiện hành vi có tính tổ chức, có vũ khí, có bố trí lực lượng, lựa chọn thời gian, địa điểm như thế. Cơ quan công an đã nhận định, đây là hành động có tổ chức.

Thứ ba, trong tất cả sự vụ việc liên quan đến sự chống đối của các thế lực thù địch, manh động, xung đột với chính quyền thì chưa có một vụ nào một lúc, trong thời gian ngắn chúng gây cho ta những tổn thất lớn về người như vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (9 người hy sinh).

Từ khi chúng ta thống nhất đất nước, đấu tranh với các thế lực thù địch và chống đối, chưa có vụ nào mà số lượng người bị sát hại nhiều như thế. Điều đó nói lên tính chất ác liệt, manh động của vụ này.

Sau khi sự việc xảy ra chúng ta xử lý nhanh, trong tình huống như vậy, về tinh thần mà nói, những người liên quan, đặc biệt là người dân rất hoảng sợ vì chúng sát hại nhiều người quá, manh động quá. Trước đó, chúng còn tuyên truyền trên mạng xã hội các hành vi chém giết kinh khủng. Sau này chính quyền thông báo người dân không được tuyên truyền, quảng bá những video, hình ảnh như vậy và phải được xác thực.

Ngay trong đêm đó và ngày hôm sau, chúng ta nắm được tình hình ngay và bắt đầu truy bắt các đối tượng khủng bố. Điều quan trọng nhất chúng ta sớm ổn định tư tưởng, tinh thần cho nhân dân, đưa cuộc sống ở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur nói riêng cũng như huyện Cư Kuin và tỉnh Đắk Lắk nói chung trở lại bình thường.

img
img
img
img
img

Nhân dân địa phương chăm lo hậu cần cho lực lượng truy bắt các đối tượng trong vụ khủng bố ở Đắk Lắk

Một trong những yếu tố then chốt để giải quyết vụ việc nhanh chóng, bắt các đối tượng khủng bố để xử lý đó là nhờ dựa vào quần chúng nhân dân, thưa GS?

- Đúng như vậy. Điều này một lần nữa thể hiện ưu điểm của quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của chúng ta. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước là dựa vào nhân dân để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, điều này mang tính truyền thống và được chúng ta làm công phu qua nhiều thời gian chứ không phải bây giờ mới có.

Trong vụ việc ở Đắk Lắk, chúng ta dựa vào quần chúng nhân dân, thứ nhất để ổn định tình hình, khắc phục các thiệt hại, khó khăn; thứ hai là phát giác các phần tử thù địch, chống đối đang lẩn trốn; thứ ba là kêu gọi những phần tử đã bị xúi giục, lôi kéo chống lại chính quyền ra đầu thú.

Địa bàn Tây Nguyên ngày xưa là rừng đại ngàn, nay là rẫy cà phê, cao su, hồ tiêu rậm rạp lắm, lực lượng chức năng mà không có người dân giúp đỡ thì không sớm phát hiện ra được các đối tượng lẩn trú ở đâu.

Sau khi gây án các đối tượng khủng bố đã lẩn trốn nhưng số lượng các đối tượng bị bắt, ra đầu thú tăng lên hàng ngày cho thấy vai trò, đóng góp của nhân dân rất quan trọng.

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 5.

Chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk, lực lượng chức năng đã bị động trong khâu nắm tình hình, GS thấy sao?

- Khi nghe thông tin vụ tấn công 2 trụ sở xã, nhiều cán bộ, chiến sĩ bị sát hại nhiều người có cảm giác sốc. Chúng ta bất ngờ hoàn toàn vì một lực lượng có chuẩn bị súng và các vũ khí khác, chúng mặc quần áo rằn ri, hành quân trong đêm như vậy, đi qua rất nhiều nơi, có người dân nói thấy việc hành quân như thế tưởng bộ đội ta. Chúng lực chọn địa điểm tấn công, thời điểm tấn công, tất cả các việc như vậy mà chúng ta không biết gì, đến lúc nổ súng rồi thì mới biết nên phải khẳng định vụ này chúng ta bất ngờ.

Thứ nhất, bất ngờ về lực lượng, nhận diện lực lượng tổ chức khủng bố này là ai. Đối với FULRO chúng ta khẳng định đã tiêu diệt vào năm 1992, bọn tàn quân của chúng chạy trốn ra nước ngoài, sinh sống ở một số nước, trong đó có Mỹ, thành lập ra một tổ chức gọi là Nhà nước Đề Ga, tổ chức nghiên cứu về người Thượng… Chính Ksor Kơk đã tự xưng làm Tổng thống nhà nước Đề Ga đó và thực hiện cuộc bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 và 2008, chúng ta đã xử lý thành công. Sau đó, chúng ta còn ổn định tình hình, đổi mới chính sách đối với tộc người thiểu số Tây Nguyên, phát triển Tây Nguyên, có rất nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội.

Từ đó đến nay tình hình tương đối ổn định, chúng ta nghĩ rằng các lực lượng đó khó có thể phục hồi được. Thế nhưng, bây giờ lại nảy sinh ra một lực lượng có tổ chức, có vũ trang, tấn công với hình thức dã man như vậy, thì đúng là chúng ta đã bị bất ngờ.

img
img
img
img
img

Lực lượng Cảnh sát cơ động hành động truy bắt các đối tượng - Ảnh CSCĐ

Qua vụ này, cần phải thấy rằng dù trong bối cảnh rất yên bình đi chăng nữa, dù chúng ta đã xử lý các vụ việc, triệt phá được tổ chức phản động hay chống đối rất lớn đi chăng nữa nhưng luôn luôn phải nâng cao cảnh giác. Có biện pháp để bộ máy của chúng ta nhanh nhạy hơn trước sự chuyển biến của các hình thức đấu tranh, khủng bố và có thể tiềm ẩn đâu đó, kể cả các thế lực đã bị tiêu diệt, đánh bại, thậm chí có thể có các nhóm mới nảy sinh.

Có như vậy chúng ta mới nắm được tình hình, theo dõi được những biểu hiện bất thường trong đời sống xã hội, tránh tình trạng bị động, bất ngờ. Qua vụ xảy ra ở Đắk Lắk chúng ta phải rút kinh nghiệm sâu sắc và phải nghiên cứu để đưa ra các phương hướng, giải pháp, đổi mới tổ chức thế nào để ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Ví dụ khi thấy một nhóm đi trong đêm, mặc quần rằn ri, có súng ống thì phải sớm phát hiện, hỏi xem đi đâu; hay nâng cao cảnh giác cho người dân hơn nữa để họ sớm báo hiện tượng như này.

Trong vụ tấn công 2 trụ sở xã ở Đắk Lắk, có vẻ chúng hơi "thoải mái" quá trong quá trình hoạt động. Nhóm người đi khá đông, có trang bị súng vào tận trụ sở xã nổ súng, đốt phá như vậy, tôi cho rằng độ nhạy để cảnh báo của chúng ta thấp.

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 7.

Nói tới vùng đất Tây Nguyên, sau giải phóng, chúng ta đã phải giải quyết tình trạng FULRO, sau đó là các cuộc bạo loạn gây mất trật tự an ninh, nay là vụ tấn công trụ sở 2 xã bằng vũ trang, xâu chuỗi các vụ việc này lại ông thấy nổi lên vấn đề gì?

- Như đã nói, vụ việc vừa qua, bản thân tôi cũng bất ngờ. Sau khi nghiên cứu, tôi thấy đấu tranh dùng các loại vũ khí, vũ lực, vũ trang trước đây có lực lượng FULRO. FULRO công khai chiến đấu với ta trong thời gian rất dài, từ 1976-1992. Cuộc chiến đấu này rất gian khổ, lực lượng của chúng ta, cả bộ đội, công an, dân quân phải tổ chức rất chặt chẽ, với quyết tâm rất cao mới xử lý được bọn chúng, vì chúng lẩn khuất trong rừng, lẩn khuất trong dân, thi thoảng ra tập kích, khủng bố. Sau năm 1992, chúng ta tiêu diệt xong FULRO. Tàn quân FULRO trốn ra nước ngoài chuyển sang lực lượng Đề Ga.

FULRO đấu tranh đấu tranh chủ yếu bằng vũ trang, bạo lực mà mục tiêu gọi chung chung là giải phóng người Thượng thôi chứ không phải thành lập Nhà nước hay gì cả. Còn Đề Ga lúc đầu đấu tranh trong hoà bình, lợi dụng diễn đàn quốc tế, cài cắm xây dựng khung chính quyền, mục tiêu là đấu tranh để thành lập một nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên cho người Thượng.Người Thượng thì bao gồm nhiều tộc người khác nhau chứ không chỉ có một tộc người.

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 8.

Bộ trưởng Tô Lâm cùng đoàn công tác trao quà, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an xã Ea Tiêu.

Sau khi cài cắm lực lượng, năm 2001, chúng tổ chức đi biểu tình, tổng số người đi biểu tình đến khoảng 80 nghìn người, lúc đó là biểu tình hoà bình. Năm 2004, chúng chuyển sang dùng vũ lực, vũ khí, tất cả các loại vũ khí có thể sử dụng được, từ xe công nông đến dao rựa, xà gạc, năm đó chúng ta cũng phải đối phó lại bằng cách dùng các vũ khí bạo lực cục bộ để bảo vệ lực lượng đấu tranh.

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 9.

Năm 2008 chúng định tổ chức một lần nữa nhưng chúng ta biết được và phá vỡ ngay từ đầu.

Tính chất của lực lượng FULRO như vậy, với Đề Ga, chúng ta thấy còn đi kèm với tin lành Đề Ga, hệ tư tưởng của tổ chức nhà nước Đề Ga là dùng tôn giáo để cài cắm tư tưởng li khai vào trong đó. Đến vụ việc ở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur thì nó dùng các hành vi manh động, bạo lực sớm, khốc liệt ngay. Chúng ta thấy trước đó chúng không tuyên truyền gì cả.

Xâu chuỗi lại chúng ta thấy, thứ nhất, giữa FULRO, Đề Ga và nhóm tấn công 2 xã ở Đắk Lắk vừa rồi là chống lại nhà nước ta. Với lực lượng tấn công vừa rồi, chúng ta phải chờ điều tra của các cơ quan chức năng xem các đối tượng chúng ta bắt được có từng thuộc FULRO, Đề Ga không. Nếu từng thuộc thì nó liên quan chặt chẽ đến FULRO và Đề Ga, còn không thì nó thuộc chức phản động nào? Khi xác định được chúng thuộc tổ chức nào thì chúng ta mới nhận diện rõ hơn đây là tổ chức mới hay một nhóm của tổ chức cũ. Lúc đó sẽ có biện pháp đấu tranh trúng đích hơn và hiệu quả hơn.

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 10.

Theo GS, bài học lớn nhất chúng ta cần rút ra sau vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk là vấn đề gì?

- Trong điều kiện hoà bình, phát triển xây dựng đất nước thì bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là Nhà nước CHXHCN Việt Nam chúng ta luôn tồn tại những thế lực thù địch, chống đối. Nước ta là nước hình thành trong quá trình cách mạng, các lực lượng phản động, chống cách mạng, thù địch rất lớn, có cơ sở lịch sử xã hội khá sâu rộng.

Thời chúng ta kháng chiến chống thực dân Pháp thì lực lượng cấu kết với thực dân Pháp rất đông. Đến thời chúng ta chống Đế quốc Mỹ thì lực lượng cấu kết với Đế quốc Mỹ cũng rất đông, thậm chí đến bây giờ có những người sống ở nước ngoài hưởng lương của nước ngoài để hoạt động chống phá chúng ta.

Các thế lực thù địch từng là đối tượng của cách mạng chúng rất ngoan cố, mặc dù hiện nay chúng ta chủ trương phát triển đất nước trong hoà bình, hoà giải, hoà hợp dân tộc… nhưng kỳ lạ thay, có một số phần tử ở nước ngoài vẫn rất ngoan cố, kích động, gây thù hận. Chúng tạo dựng ra các tổ chức chống đối. Ví dụ như tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời của Đào Minh Quân – một sĩ quan quân đội Sài Gòn cũ, giờ đối tượng này đã già rồi nhưng vẫn không từ bỏ âm mưu chống đối chế độ xã hội chúng ta. Thậm chí, đến ngày này, ngày kia có khi còn tổ chức diễu binh, biểu tình, hò hét, thực hiện những hành vi, mà tôi cho rằng lạc lõng, kỳ quái.

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 11.

Thiếu tướng Lê Ngọc Châu - Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (áo sáng) tại hiện trường để chỉ đạo truy bắt các đối tượng vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk. - Ảnh: CSCĐ

Một số thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống đối, đặc biệt các thế lực ly khai. Tây Nguyên có nhóm Đề Ga, Tây Bắc và Tây Nam Bộ cũng có một số nhóm chưa từ bỏ âm mưu này, cho nên bài học thứ nhất chúng ta phải thấy rằng, mặc dù đã có hoà bình, có chủ trương hoà hợp, hoà giải dân tộc, bao dung độ lượng, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng không thể lơ là mất cảnh giác.

Phải thấy rằng vẫn còn những thế lực dù nhỏ, dù sức yếu, dù nó có thể không làm được những việc lớn nhưng nó gây ra những chuyện như vụ khủng bố vừa rồi cũng gây hoang mang về tư tưởng, tinh thần của cán bộ và nhân dân, cũng như sự mất ổn định về an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thứ hai, hiện nay thế lực thù địch có khuôn mặt mới đó là khủng bố. Khủng bố là dùng những biện pháp cực đoan nhất để làm cho mọi người phải sợ hãi, từ đó chúng thực hiện mục tiêu của chúng. Có thể hành động của chúng không phải để giành chính quyền nhưng sự manh động, dã man để làm cho người ta sợ hãi, mất tinh thần.

Để đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch, chống đối, hiện nay chúng ta có đường lối quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân, các khu vực phòng thủ ở địa phương dựa trên lý thuyết chiến tranh nhân dân và thế trận lòng dân. Đây là đặc trưng của Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thứ ba, có thể nói trong xã hội vẫn có những lngười có thái độ rất thù địch với chính quyền, trong đó cũng không loại trừ nhóm người do bị ảnh hưởng hay mất mát các lợi ích nên sinh ra chống đối. Cho nên chúng ta phải xem xét kỹ việc giải quyết hài hoà các lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số, cần chú ý văn hoá tộc người. Mặc dù chúng ta đã làm rất tốt chính sách dân tộc, tộc người thiểu số, nhưng có thể vẫn còn nhóm người nào đó, đối tượng nào đó chưa được hưởng kết quả của các chính sách tốt đem lại. Vì vậy, cần làm thế nào để nghiên cứu hài hoà hoà lợi ích khi triển khai các chính sách, đồng thời quản lý xung đột xã hội, quản lý từ giai đoạn thấp là khi còn ngấm ngầm, còn nhẹ để nó không bùng phát lên những giai đoạn cao thành điểm nóng chính trị -xã hội.

Ở góc độ nghiên cứu, có thể nói chủ nghĩa khủng bố cũng là một hình thức phản ứng cực đoan của một nhóm người nào đó đối với thực trạng xã hội thôi. Sâu xa có những vấn đề có thể mình chưa nắm được, vậy thì phải có trình độ quản lý, xử lý các vấn đề về phân tầng xã hội, khoảng cách giàu nghèo, lợi ích của các bộ phận dân cư khác nhau, nghĩa là quản lý xung đột xã hội tốt hơn.

Bài học tiếp theo là nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sự sắc bén về chuyên môn nghiệp vụ tác nghiệp của các lực lượng chức năng, đặc biệt là công an, quân đội. Như vụ việc ở Đắk Lắk vừa rồi, nếu các cơ quan đó không có sự sắc bén trong trong thực hiện chức năng nhiệm vụ thì tình hình chưa chắc đã được ổn định như bây giờ, nhân dân có thể còn đang hoang mang, sợ hãi. Nhờ năng lực tác chiến, khi triển khai dựa vào thế trận lòng dân nên chúng ta sớm xử lý vụ việc, ổn định tình hình.

img
img
img
img
img
img

Lực lượng Cảnh sát cơ động hành động truy bắt các đối tượng - Ảnh: CSCĐ

Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm về xử lý "điểm nóng", mới đây nhất là vụ Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội năm 2017), vụ gây rối ở Bình Thuận (năm 2018)…Nhưng phải nói trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của chúng ta vẫn còn tiềm ẩn nhiều vụ việc nóng có thể xảy ra, nhất là liên quan đến vấn đề thu hồi đất, vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên… bài học quan trọng nhất là không để xảy ra điểm nóng, GS nghĩ sao?

- Trong xử lý các tình huống chính trị hay điểm nóng chính trị xã hội, trong giảng dạy chúng tôi luôn có khuyến cáo là phải nâng cao năng lực quản lý xung đột xã hội cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp. Cấp chiến lược, cấp cao thì nâng cao năng lực khác, cấp trung nâng cao năng lực khác, cấp cơ sở lại khác.

Nói về năng lực có 3 vấn đề. Một là nhận thức về vấn đề quản lý xung đột xã hội như vừa rồi chúng ta có nói trong bài học nêu trên. Anh phải nhận thức được vấn đề xã hội còn tồn tại các mâu thuẫn, các mâu thuẫn này khi thành hành vi xã hội của các nhóm có thể gây ra xung đột. Xung đột có thể nó không tấn công vào chính quyền ngay, còn hiện tượng tấn công chính quyền bằng khủng bố là một dạng rất đặc biệt của xung đột. Đầu tiên người ta đề xuất các yêu sách này đến yêu sách khác, tiếp đến nếu không được giải quyết thì sẽ phát triển lên hình thức cao hơn như khiếu kiện, khiếu nại, nếu không được nữa mới biểu tình, lúc đầu có thể bằng phương pháp hoà bình, sau đó có thể kết hợp với vũ lực hoặc bằng vũ lực.

Nhận thức được xung đột như vậy để biết tầm quan trọng của việc phải giải toả các mâu thuẫn từ lúc rất sớm, như Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng nêu rõ "phải giữ nước khi nước chưa nguy", phải giữ nước từ sớm, từ xa. Trong xung đột này chúng ta cũng phải xử lý từ sớm, từ xa, khi nó chưa bùng phát thành những xung đột, bạo lực hay điểm nóng. Nếu nhận thức được những cái đó thì trong quá trình thực hiện chức năng quản lý xã hội thì việc tháo gỡ các mâu thuẫn, những vấn đề đang đặt ra thế nào cho hợp lý, hợp tình là đáp ứng được những lợi ích rất đa dạng, thậm chí tinh tế của các tầng lớp dân cư thì nó sẽ không đẩy các mâu thuẫn lên cao và sẽ không để nổ ra những điểm nóng.

Những xung đột nổ ra ở giai đoạn cao thì không phải lúc nào cũng có, điều này tuỳ thuộc vào tính chất của xung đột đó và năng lực quản lý, giải toả của người cầm quyền. Đó là nhận thức, đến kỹ năng, để khi có tình huống xung đột thì tháo gỡ thế nào, làm việc với ai, huy động ai làm. Đảng ta chủ yếu sử dụng phương pháp vận động quần chúng làm chính, lấy đội ngũ như những người có uy tín như già làng, trưởng bản… để hoà giải, MTTQ cũng có những nhóm hoà giải ở cơ sở, thì dùng những đội ngũ này để giải toả những mâu thuẫn trong xã hội, trong các cộng đồng dân cư.

Bất đắc dĩ lắm chúng ta mới phải dùng các công cụ bạo lực để trấn áp những thế lực vẫn rắp tâm, manh động, phá hoại an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

Những hình thức rất mới trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk (Bài cuối) - Ảnh 13.

img
img
img
img
img
img

Lực lượng Cảnh sát cơ động hành động truy bắt các đối tượng - Ảnh: CSCĐ

Trong việc nâng cao công tác quản lý ở cơ sở cũng chính là nội dung được đưa ra khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở (kỳ họp thứ 5 vừa qua). Có ý kiến cho rằng, nếu có lực lượng an ninh cơ sở, sẽ phát hiện sớm vụ việc ở Đắk Lắk, GS nghĩ sao về ý kiến này?

- Tôi từng có phản biện về dự án Luật này với tư cách là Ủy viên của Hội đồng tư vấn Dân chủ, Pháp luật của UBTƯMTTQVN và là Uỷ viên của UBTƯMTTQVN. Theo tôi, tinh thần của dự án Luật rất đúng, nội dung và kết cấu của dự Luật nhằm đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở mà trong đó lực lượng công an là nòng cốt. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận chúng tôi cảnh báo và góp ý làm thế nào để không hành chính hoá lực lượng này. Bây giờ cứ sinh ra thêm lực lượng và trả lương thì không có ngân sách để chi trả.

Phải lấy việc an ninh cơ sở chính là an ninh của mỗi người dân, mà an ninh của dân thì dân phải làm và dân được hưởng. Như Bác Hồ nói "gây sức dân mà làm lợi cho dân", nên xây dựng Luật phải theo tư tưởng đó. Nếu chúng ta làm được như vậy thì bộ phận hành chính, hưởng lương cũng vừa phải, còn lại phải huy động sức dân.

Chúng ta vẫn nói an ninh nhân dân, thế trận lòng dân, đây là hình thức rất độc đáo và rất hiệu quả. Chúng ta làm gì cũng phải dựa vào dân, đấy là nguyên lý thực tiễn từ ngàn đời nay. Tinh thần của dự thảo Luật phải làm sao huy động được sức dân để mà phục vụ cho lợi ích của nhân dân thực hiện bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tôi ủng hộ để Luật này ra đời nhưng nội dung phải đảm bảo tính khoa học.

Xin cảm ơn GS (!) 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem