Nông thôn TP.HCM bắt đầu chuyển đổi số rác thải

Trần Đáng Thứ hai, ngày 10/07/2023 15:51 PM (GMT+7)
Dự kiến, đến cuối năm 2023, các quận, huyện tại TP.HCM sẽ số hóa và ứng dụng phần mềm để quản lý rác thải. Đây là bước chuyển đổi số rác thải sinh hoạt quan trọng để quản lý chuyên môn và số liệu dân cư theo từng địa chỉ.
Bình luận 0

Huyện Bình Chánh đã tổ chức tập huấn chuyển đổi số rác thải sinh hoạt. Buổi tập huấn gồm các phòng ban như phòng Kế hoạch tài chánh, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý dự án, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích huyện Bình Chánh, và lãnh đạo, cán bộ phụ trách môi trường của 16 UBND xã trên toàn địa bàn huyện.

Chuyển đổi số rác thải sinh hoạt

Nông thôn TP.HCM rục rịch chuyển đổi số rác thải sinh hoạt - Ảnh 1.

Huyện Bình Chánh đang mạnh dạn chuyển đổi số rác thải sinh hoạt. Ảnh: Thu gom rác thải tại huyện Bình Chánh. Ảnh: T.T

Theo Công ty CP Công nghệ Grac, đơn vị phối hợp tổ chức tập huấn, hiện việc quản lý, thu gom rác trên địa bàn bằng cách thủ công, mỗi lần tổng hợp lấy số liệu hoặc báo cáo chủ yếu lấy dữ liệu từ các báo cáo của các đơn vị thu gom. Có thể xảy ra các trường hợp báo cáo không chính xác, đưa ra số liệu sai lệch.

Với các thực trạng trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý chất thải sinh hoạt tại nguồn là cần thiết, như giúp người dân bỏ rác đúng cách, phân loại rác đúng quy định. Người dân có thể tra cứu mã số khách hàng để đóng tiền rác online qua các ví điện tử như Momo, Viettel Money,... 

Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số giúp giảm chi phí vận hành, mang đến sự trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, tăng lợi nhuận, phản ứng nhanh nhạy với thị trường và sự thay đổi, tăng năng suất lao động. Đối với chính quyền, việc điều hành công việc nhanh chóng nhờ chuyển đổi nhận thức và các công cụ hỗ trợ công tác chỉ đạo, ra quyết định…

Ông Nguyễn Bảo Chơn, cán bộ kinh tế xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), cho biết nội dung tập huấn phần mềm chuyển đổi số rác thải sinh hoạt cho phép quản lý chủ nguồn thải, hoạt động phân loại chất thải tại nguồn, dễ dàng nhập liệu, truy xuất, tra cứu thông tin, dữ liệu. 

Điều này cũng hỗ trợ cấp quản lý trong việc theo dõi hợp đồng thu gom rác, quản lý mạng lưới thu gom rác trên địa bàn. Nhờ đó, tiết kiệm chi phí nhân lực, thời gian và các chi phí khác cho hoạt động thu tiền thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Hỗ trợ cấp quản lý theo dõi thông tin khiếu nại và giải quyết khiếu nại kịp thời, nhanh chóng…

Tuy nhiên, ông Chơn cũng cho rằng có những khó khăn nhất định khi thực hiện chuyển đổi số về rác sinh hoạt, như nhập dữ liệu địa chỉ gia đình trên hệ thống, trong khi địa chỉ thực tế luôn bất ổn, việc phân chia các tuyến đường để thu gom rác hoạt động cũng khó khăn…

Chuyển đổi số rác thải sinh hoạt là tất yếu

Nông thôn TP.HCM rục rịch chuyển đổi số rác thải sinh hoạt - Ảnh 3.

Tập huấn chuyển đổi số rác thải sinh hoạt tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: Grac

Hiện nay tại TP.HCM, bình quân mỗi ngày phát sinh khoảng 9.700 tấn rác sinh hoạt, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6-10%, chưa kể lượng lớn rác "xả chui" ra môi trường dưới nhiều hình thức. Việc phải thu gom khối lượng rác thải lớn, kèm theo lượng rác gia tăng thường xuyên khiến công tác xử lý rác thải trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

Tại hội thảo "Chuyển đổi số trong quản lý thu gom rác thải sinh hoạt – Tái chế" vừa diễn ra tại TP.HCM, ông Huỳnh Minh Nhựt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, cho biết chuyển đổi số trong quản lý thu gom chất thải là xu hướng tất yếu.

So với cả nước, TP.HCM đi đầu trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Quyết định số 09 và quyết định số 12 của UBND TP.HCM quy định người dân, tổ chức phải hoàn thành phân loại rác tại nguồn trước năm 2025. 

Dự kiến, trong thời gian tới, chuyển đổi số trong quản lý thu gom chất thải rắn, sinh hoạt sẽ được triển khai cho 12 quận, huyện TP.HCM.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem