Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo: Bức tranh "vẽ vội" về tự kỷ

Thứ năm, ngày 18/08/2022 15:50 PM (GMT+7)
Bộ phim Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo đã "cướp" đi cơ hội "được nói" của người bệnh tự kỷ và khuyết tật.
Bình luận 0

Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo bắt đầu bằng một cuộc tranh cãi. Jung Myung-seok - luật sư cấp cao của công ty luật Hanbada phản đối việc Giám đốc điều hành Han Seon-young chỉ định một luật sư tự kỷ vào nhóm của mình. Seon-young nhanh chóng giải thích với anh. Cô nói, không quan trọng là cô ấy tự kỷ, điều quan trọng là cô ấy tốt nghiệp loại giỏi từ trường đại học danh tiếng nhất Hàn Quốc.

Đó là lời giới thiệu về Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo tốt nhất và cũng là tệ nhất: Văn bản nêu bật chủ nghĩa khả năng của Myung-seok và Hàn Quốc ẩn ý rằng, giá trị của người khuyết tật bắt nguồn từ những gì họ có thể đóng góp.

Luật sư được đề cập là Woo Young-woo do nữ diễn viên đa năng Park Eun-bin thủ vai, một người mắc chứng tự kỷ đến công ty luật Hanbada sau sáu tháng vật lộn để tìm việc làm. Loạt phim theo chân nữ luật sư để tìm ra giải pháp cho những vụ kiện tụng tưởng chừng không thể giải quyết.

Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo có... tốt không? Câu trả lời là rất phức tạp. Sau khi xem loạt phim và nói chuyện với người xem tự kỷ, các tổ chức tự kỷ và một luật sư tự kỷ thực sự thì sự đồng thuận dường như vẫn khó thống nhất.

Bối cảnh tự kỷ tại Hàn Quốc

Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo: Bức tranh "vẽ vội" về tự kỷ - Ảnh 1.

Bố của Young-woo cảm thấy buộc phải chuyển chỗ ở để có môi trường tốt hơn cho đứa con tự kỷ của mình. (Ảnh trong phim).

Chủ nghĩa coi khuyết tật là một khuyết điểm thay vì khác biệt phổ biến ở phương Tây nhưng điều này còn trầm trọng hơn ở Hàn Quốc, nơi mà tính bình thường của xã hội theo truyền thống là tối quan trọng. Son Da-eun từ Tổ chức Đối tác Tự kỷ Hàn Quốc cho biết: "Có nhiều cảm giác xấu hổ hơn, không chỉ đối với những người khuyết tật mà còn đối với gia đình của họ. Mặc dù bệnh tự kỷ là phổ biến ở Hàn Quốc", cô cho biết tỷ lệ ở Hàn Quốc là 1/38, so với ước tính toàn cầu của WHO là 1/100. "Tuy nhiên, bạn hiếm khi có tương tác với những người mắc chứng tự kỷ hàng ngày. Những người mắc chứng tự kỷ thường được giữ ở nhà, ẩn mình khỏi thế giới", cô nói.

Điều đó không có nghĩa là không có tiến bộ về nhận thức ở Hàn Quốc. Nhận thức của cộng đồng đang dần thay đổi. Tuy nhiên, việc cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ đã bị ảnh hưởng do Covid-19 và có thể thấy qua các phản ứng với bộ phim Luật sư đặc biệt Woo, rõ ràng chứng tự kỷ và khuyết tật vẫn bị kỳ thị mạnh mẽ ở Hàn Quốc. Mức độ của điều này trở nên rõ ràng khi thấy bố của Young-woo cảm thấy buộc phải chuyển chỗ ở để có môi trường tốt hơn cho đứa con tự kỷ của mình.

Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo chỉ chạm tới bề mặt của vấn đề

Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo: Bức tranh "vẽ vội" về tự kỷ - Ảnh 2.

Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo minh họa một cách khéo léo những gì xảy ra trong thế giới của người tự kỷ. (Ảnh trong phim).

Trong bối cảnh đó, điều thích hợp là loạt phim bắt đầu với việc Young-woo gặp khó khăn khi tìm việc làm. Theo Viện Phát triển Việc làm Hàn Quốc chỉ có 22% người tự kỷ ở nước này có việc làm, tỷ lệ thấp nhất trên toàn thế giới.

Khi nêu bật những thực tế của sự phân biệt đối xử qua lăng kính thu nhỏ của Hanbada, Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo đã làm tốt điều đó. Mặc dù bộ phim chưa tìm cách đi vào gốc rễ của nguyên nhân các hành vi đó nhưng nó đã làm rõ được các vấn đề nổi cộm. Ví dụ, trong khi thường có các cảnh đồng nghiệp của Young-woo, Kwon Min-woo thường bị khiển trách vì coi thường Young-woo, bộ phim không bao giờ cố gắng làm rõ những hành vi đó xảy ra vì sao hoặc công ty Hanbada có đang tạo ra một môi trường làm việc "cổ súy" cho các hành động tương tự.

Bằng cách này, Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo minh họa một cách khéo léo những gì xảy ra trong thế giới của người tự kỷ. "Tôi cảm thấy bộ phim đã đại diện cho mình", Haley Moss, một luật sư tự kỷ và người ủng hộ bệnh đa dạng thần kinh nói. "Mọi người thường rất tốt với tôi. Nhưng rất nhiều lần họ cố giúp đỡ dù tôi thấy không mong muốn và không cần thiết. Kết quả là nó giống như sự đối xử đặc biệt khiến tôi (và mọi người khác) cảm thấy khó chịu", cô cho biết.

Stephanie Bethany, một người sáng tạo nội dung về người tự kỷ, cảm thấy có mối quan hệ đặc biệt với phong cách và câu chuyện của Young-woo.

"Luật sư Woo có các cử chỉ ngón tay và bàn tay như tôi vậy. Cô ấy đeo tai nghe khi cần thiết, còn tôi đeo mọi lúc, chúng tôi cũng có một mối quan hệ lãng mạn với một người không mắc chứng tự kỷ. Thỉnh thoảng đập vào đầu hoặc tai cô ấy khi cảm thấy mất bình tĩnh. Vì vậy, có nhiều cách mà tôi nhìn thấy mình trong hình ảnh Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo".

Sự ủng hộ thái quá từ các đồng nghiệp của Young-woo đã khiến một số người chỉ trích bộ phim là viển vông. Thực ra, sự giận dữ từ phía luật sư đồng nghiệp Kwon Min-woo được nhiều người cho rằng đúng với thực tế hơn. Dannie Lynn Fountain, một chuyên gia về nhân sự cho người tự kỷ, cho biết: "Sự bực bội của đồng nghiệp dành cho nữ luật sư tự kỷ là điều giống với thực tế. Đây chắc chắn là một phần trong kinh nghiệm sống của tôi".

Lee Jun-ho giúp đỡ đồng nghiệp Woo Young-woo. (Clip trong phim)

Tuy nhiên, như nữ luật sư tự kỷ Haley Moss nói: "Tôi muốn sống trong một thế giới tưởng tượng, nơi mọi người luôn chấp nhận và ủng hộ người tự kỷ".

Chính vì thế, không có gì lạ khi Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo đã tìm được đối tượng trong cộng đồng người khuyết tật. Khi đã quá quen với việc bị đối xử khác biệt và xuyên tạc, họ sẵn sàng chấp nhận bất kỳ khoảnh khắc liên quan nào tới bản thân mình ở trong phim. 

"Ban đầu tôi cảm thấy tích cực khi xem Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo, thấy nhận thức của những người xung quanh được mô tả như một quá trình dần tốt lên chứ không phải là một sự thay đổi tức thì. Bên cạnh đó, sự phân biệt đối xử và hỗ trợ mà Young-woo nhận được từ các đồng nghiệp của cô ấy cũng rất đáng xem", cô nói.

"Mặt giòn thì dễ bóc"

Để một bộ phim có tính đại diện không hề dễ dàng và cũng không phải là công cụ duy nhất để thúc đẩy sự thay đổi đối với các nhóm người được nói tới trên phương tiện truyền thông. Không thực tế khi mong đợi một nhân vật hoặc thậm chí một loạt phim - đại diện đầy đủ cho toàn bộ phạm vi khuyết tật. Tuy nhiên, ngay cả những chương trình hướng đến mục tiêu tốt đẹp, cũng có thể gây thất vọng. Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo không phải là ngoại lệ.

Nhà sản xuất cho biết, họ đang cố gắng thu hút sự chú ý tới bệnh tự kỷ ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, mục đích này không mấy ăn nhập với những gì họ thể hiện. Tiêu đề tiếng Hàn, "이상한 변호사 우 영우", được dịch chính xác nhất thành "Weird Lawyer Woo Young-woo - Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo". Chữ kỳ lạ ở đây được hiểu là "đặc biệt", theo chiều hướng không tốt đẹp.

Ê-kíp sản xuất phim đang cố gắng làm nổi bật sự khác biệt, điều này có thể mang lại hiệu quả tiến bộ đối với nhận thức về bệnh tự kỷ của một phần người xem. Tuy nhiên, có cảm giác rằng, bộ phim trở thành một nơi để "khoe" các khả năng đặc biệt của người tự kỷ, thay vì mang ý nghĩa ủng hộ họ. Nhà sản xuất đã giới thiệu bộ sưu tập Woo Young-woo NFT, từ đó, có vẻ như bộ phim không còn dựa trên mục đích như ban đầu được tuyên bố.

Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo: Bức tranh "vẽ vội" về tự kỷ - Ảnh 4.

Hội chứng Savant là một trường hợp hiếm gặp và siêu đặc biệt trên phổ tự kỷ. (Ảnh trong phim)

Một cách tuyệt vời để chống lại chủ nghĩa coi khuyết tật là khuyết điểm là mời những người khuyết tật tham gia sản xuất (điều này cũng có ý nghĩa đối với tỷ lệ việc làm thấp đáng kinh ngạc của người tự kỷ và khuyết tật ở Hàn Quốc), cũng như thuê các diễn viên khuyết tật để cho nhân vật mượn trải nghiệm của họ.

Biên kịch Moon Ji-won đã cố ý dành một năm để tham khảo ý kiến của một giáo sư giáo dục trẻ em đặc biệt để đảm bảo tính chính xác. Nghiên cứu là tốt nhưng cách bạn triển khai nó quan trọng hơn. Và lựa chọn của Moon về Young-woo như một thiên tài (Hội chứng Savant) nhưng vẫn có đầy đủ các biểu hiện của bệnh tự kỷ đặc biệt đáng chú ý.

Hội chứng Savant là một trường hợp hiếm gặp và siêu đặc biệt trên phổ tự kỷ. Các chuyên gia ước tính rằng, khuynh hướng thích hiểu biết hiện diện ở 2-10% dân số tự kỷ. Cách Young-woo được xem với tư cách là một bác học thiên tài (được gọi là bác học phi thường), đại diện cho vỏn vẹn 75 người trên thế giới này.

Sarah Audley đã viết trong nghiên cứu năm 2020 về biểu hiện của người tự kỷ trên truyền hình: "Việc sử dụng rộng rãi các nhân vật thuộc Hội chứng Savant và các biểu hiện tự kỷ khác (ví dụ: sở thích hạn chế, khó kết bạn...) trong truyền hình bởi hai lý do. Đó là vì họ muốn loại trừ đại diện đích thực về chứng tự kỷ và lan truyền thông tin sai lệch về chứng tự kỷ bởi sự phổ biến của các định kiến về chứng tự kỷ trong ngành công nghiệp giải trí".

Thật đáng buồn, bởi vì thực tế đa dạng của người khuyết tật đáng được thể hiện nhiều hơn là sự thể hiện khuôn mẫu, thay vì chỉ đơn thuần là nhào nặn họ thành một thứ gì đó ngon miệng và gây hiểu lầm cho người xem không khuyết tật. Điều đó làm cho nhiều người hiểu rằng, người khuyết tật không có giá trị trừ khi họ có thể làm việc hiệu quả và đóng góp cho xã hội. Đây là những gì định nghĩa Young-woo tại Hanbada. Không phải cô ấy là ai mà là cô ấy có thể giải quyết những vấn đề mà người khác không thể.

Da-eun nói, Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo "loại bỏ một số sự xấu hổ và kỳ thị" khỏi chứng tự kỷ thông qua việc nhân hóa Young-woo, mặc dù cô ấy nhận ra "bộ phim đã củng cố một số quan niệm sai lầm phổ biến về bản chất và cách điều trị chứng tự kỷ".

"Thực tế là phần lớn các nhân vật mắc chứng tự kỷ trên các phương tiện truyền thông được miêu tả là có siêu năng lực hoặc chứng tự kỷ thực sự là một điều may mắn và có thể khiến công chúng nhầm lẫn về chứng tự kỷ thực sự là gì", cô nói.

"Chứng tự kỷ dễ thương"

Hậu quả của bộ phim đã bắt đầu xuất hiện tại Hàn Quốc. Những người sáng tạo nội dung đang bắt chước cách nói và cách cư xử của Young-woo để có lượt xem trên TikTok và YouTube. Lý do bởi nhà sản xuất đã phóng đại nhiều cách cư xử có thể được coi là dễ thương hoặc kỳ quặc của Young-woo.

Điều này không phải là mới. Lydia Netzer - người nghiên cứu về tự kỷ gọi đó là "chứng tự kỷ dễ thương", những mô tả loại bỏ những hành vi có thể gây khó chịu hoặc đáng ghét để tạo ra một hình ảnh dễ thương để "đánh lừa chúng ta rằng việc khoan dung thật dễ dàng".

Trong khi đó, các học sinh Hàn Quốc được cho là đang xúc phạm nhau bằng cách hỏi, "Bạn có phải là Woo Young-woo không?". Nhiều người tự kỷ bày tỏ sự thất vọng rằng họ không giống như Young-woo, đồng thời phải nhận sự chỉ trích vì đã "chê" bộ phim.

Cuối cùng, mặc dù Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo có thể thiếu sót nhưng điều đó không có nghĩa là không có khả năng cho những lựa chọn tốt hơn. Tom Purser, người đứng đầu hướng dẫn, tình nguyện và các chiến dịch tại Hiệp hội Tự kỷ Quốc gia cho biết, các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ có thể giúp dư luận hiểu hơn về chứng tự kỷ.

Ông nói: "Những câu chuyện chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh phải phản ánh sự đa dạng đầy đủ của phổ tự kỷ. Nhiều người tìm hiểu về cuộc sống của người tự kỷ thông qua các bộ phim và chương trình truyền hình. Điều quan trọng là những mô tả về chứng tự kỷ này phải thực tế để mọi người thực sự hiểu những thách thức mà người tự kỷ phải đối mặt, cũng như những đóng góp to lớn của người tự kỷ đối với xã hội của chúng ta".

Chúng ta có thể ca ngợi mục đích của bộ phim là mang lại nhận thức tốt hơn cho bệnh tự kỷ ở một quốc gia luôn kỳ thị nó. Với lượng người xem trung bình trên toàn quốc là khoảng 13%, bộ phim đang đặt chứng tự kỷ trước rất nhiều người Hàn Quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đặt câu hỏi về cách mô tả khuôn mẫu về chứng tự kỷ và khuyết tật trong phim Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo có thể dễ dàng truyền cảm hứng cho những hiểu biết sai lầm hơn nữa. 

Có thể với những người lạc quan sẽ nghĩ rằng một phần người xem có cái nhìn khác, tích cực hơn về chứng tự kỷ và khuyết tật.

Nhưng cha ông có câu "mặt giòn thì dễ bóc". Một khi nó đã bị bóc ra, bạn có thể hiểu rằng, sự kỳ thị, cách hiểu sai lầm với người tự kỷ và khuyết tật đã ngấm vào việc tạo ra bộ phim Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young-woo. Trong việc đưa ra những khuôn mẫu được nhào nặn và tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, không thực tế dành cho người khuyết tật, bộ phim không chỉ không cung cấp thông tin thực sự về chứng tự kỷ ngoài biệt ngữ pháp lý hoặc không giải quyết được sự phân biệt đối xử. Ngoài ra, tác phẩm này còn cướp đi cơ hội lớn nhất để được nói mà một nhân vật khuyết tật có được trên truyền hình.

Một bộ phim truyền hình hút khách sẽ có tính giải trí và sức mạnh thay đổi. Đối với một số người, điều đó là đủ và hợp lý vì bệnh tự kỷ ở Hàn Quốc bị đối xử quá tệ. Tuy nhiên, nếu mọi thứ tồi tệ hơn ở Hàn Quốc thì chẳng phải người xem nên yêu cầu một tác phẩm trau chuốt và được đầu tư hơn nữa về mặt sản xuất, thay vì đồng ý với sự chắp vá này?


Phương Việt (Polyohn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem