Sắp Tết mà nhiều con đường thời trang lớn nhất TP.HCM đóng cửa trả mặt bằng hàng loạt, chủ shop hết "gồng" nổi

Thu Hoài Thứ tư, ngày 29/11/2023 10:35 AM (GMT+7)
Khác với không khí nhộn nhịp, tấp nập mua bán vài năm trước, nhiều con đường thời trang lớn nhất TP.HCM năm nay đìu hiu, vắng vẻ. Nhiều cửa hàng đóng cửa, trả mặt bằng vì hết "gồng" nổi.
Bình luận 0

Theo ghi nhận của Dân Việt, không chỉ những chợ sỉ chuyên bán quần áo như chợ Tân Bình, chợ An Đông, mà ngay cả những tuyến đường chuyên kinh doanh thời trang tại TP.HCM như Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng... cũng đìu hiu. 

Một đoạn trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) - nơi được mệnh danh là phố thời trang tại TP.HCM có đến khoảng 15 mặt bằng đang được rao cho thuê, sang nhượng.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 1.

Mặc dù đang bước vào thời kỳ cao điểm kinh doanh cuối năm, Tết Nguyên đán sắp đến gần nhưng phố thời trang Nguyễn Trãi không khí đông đúc, dễ dàng nhìn thấy những tấm biển cho thuê mặt bằng.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 2.

Đoạn đường Nguyễn Trãi giao Huỳnh Mẫn Đạt đến Trần Bình Trọng (quận 5) có nhiều cửa hàng trả mặt bằng, treo bảng cho thuê nhưng chẳng thấy người thuê đâu.

Ông Nguyễn Quyết Toàn Thắng - chủ cửa hàng quần áo cho biết tình hình kinh doanh 1 - 2 năm trở lại đây vô cùng khó khăn. Không chỉ cửa hàng quần áo mà tất cả các mặt hàng đều ế ẩm.

“Năm ngoái, cửa hàng tôi còn bán được lai rai nhưng năm nay bán rất chậm. Từ sáng đến giờ mà chưa có người mở hàng. Tiền mặt bằng ở đây rất cao mà buôn bán ế ẩm nên họ phải trả mặt bằng hết”, ông Thắng nói.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 3.

Theo ông Thắng, các cửa hàng còn mở cửa chưa chắc đã buôn bán tốt. Nhiều khả năng các cửa hàng vẫn đang trong quá trình thương lượng với chủ mặt bằng về thời gian hợp đồng cho thuê.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 4.

Tình hình ế ẩm, để thu hút khách hàng, nhiều cửa hàng liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà. 

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 5.

Hầu hết các mặt hàng từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đều ế ẩm, treo biển giảm giá kéo khách. Ngay trên mặt bằng “đắt đỏ”, giao giữa Nguyễn Trãi và Trần Bình Trọng một cửa hàng mũ hiểm xả hết hàng với giá 49.000 đồng. 

Chị Đinh Trúc Thi (quận 5) từng là một khách hàng quen thuộc của các cửa hàng thời trang, giày dép, mỹ phẩm ở phố thời trang Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn nên chị đã hạn chế mua sắm. “Thời buổi này, tiết kiệm đồng nào hay đồng đó”, chị Thi nói.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 6.

Hiếm hoi một mặt bằng được sửa chữa, chuẩn bị kinh doanh trở lại. 

Ông Lê Phi Thông, kinh doanh trên vỉa hè cho biết mặt bằng này trước đây là của một cửa hàng quần áo. Cách đây 2 tháng, chủ cửa hàng đã trả mặt bằng. Thay thế cho cửa hàng quần áo này là một quán cà phê bán mang đi của một ông chủ người Trung Quốc.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 7.

Trả mặt bằng hàng loạt trên các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM. Ảnh: Thu Hoài

Hiện tượng trả mặt bằng không chỉ xảy ra ở phố thời trang Nguyễn Trãi mà còn xảy ra trên con đường nổi tiếng Hai Bà Trưng (quận 1). Tình hình kinh doanh không mấy khả quan, dẫn đến hàng loạt cửa hàng trả mặt bằng.

Không khí buôn bán tấp nập trên con đường Hai Bà Trưng trước đây giờ lại xuất hiện chi chít những tấm biển quảng cáo cho thuê mặt bằng.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 8.

Giờ đây, các cửa hàng đóng cửa đã trở thành nơi nghỉ chân của các tài xế xe công nghệ, bán hàng rong.

Sắp Tết mà các con đường thời trang lớn nhất TP.HCM ế thấy thương, trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 9.

Ông Trần Đức Lưu (nhân viên bảo vệ một cửa hàng) cho biết buôn bán ế ẩm nên nhiều cửa hàng đều đóng cửa. "Tiền mặt bằng 130 triệu/tháng mà kinh doanh không lời còn lỗ nên nhiều người trả mặt bằng", ông Lưu nói.

Mặt bằng bên cạnh nơi ông Lưu làm việc đã rao bán 2 năm nay nhưng vẫn không ai thuê vì giá cao và bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua thấp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem