Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao?

Thứ bảy, ngày 29/07/2023 11:34 AM (GMT+7)
Ngày 1/8/2023 đánh dấu tròn 15 năm kể từ ngày Thủ đô mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12. Sau 15 năm, Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một Thủ đô văn minh, hiện đại, là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Trong đó, hạ tầng giao thông có những bước phát triển vượt bậc.
Bình luận 0
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 1.

Trục đường Đại lộ Thăng Long nối trung tâm thành phố với các huyện phía Tây Hà Nội. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 2.

Nút giao thông Ngã Tư Sở. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 3.

Trục đường hướng tâm Nguyễn Trãi cùng với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 4.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km, đưa vào khai thác từ ngày 6/11/2021. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 5.

Đường Phạm Văn Đồng và cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long hiện là một trong những tuyến giao thông đẹp, hiện đại nhất của thủ đô Hà Nội. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 6.

Quốc lộ 5 đoạn trên địa bàn huyện Gia Lâm - tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố khu vực Đông Bắc được đưa vào khai thác từ năm 1998. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 7.

Nút giao thông Pháp Vân - Cầu Giẽ - cửa ngõ phía Nam của Thủ đô. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 8.

Đường Vành đai 3, đoạn Phạm Văn Đồng nối với cầu Thăng Long. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 9.

Đường Vành đai 2 trên cao đoạn qua nút giao Ngã Tư Vọng khánh thành ngày 11/1/2023. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 10.

Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng dài 315 m, rộng 16 m, tổng vốn đầu tư gần 350 tỷ đồng, là cây cầu vượt kết cấu thép lớn nhất tại Hà Nội, thông xe ngày 16/12/2012. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 11.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Long Biên), khánh thành ngày 9/10/2010. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 12.

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên, dài 5,8 km, tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng, khánh thành giai đoạn 1 cuối tháng 9/2010. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 13.

Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống, nằm trên Quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Cầu rộng 55 m, dài 1.240 m, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép, khánh thành ngày 9/10/2014. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 14.

Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng, tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, là cầu dây văng liên tục với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, tượng trưng cho 5 cửa ô của Thủ đô, khánh thành ngày 4/1/2015. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 15.

Nút giao thông giữa đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ 1/2021. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển ra sao? - Ảnh 16.

Nút giao thông cửa ngõ phía Nam Thủ đô - một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, giúp cải thiện đáng kể mạng lưới giao thông. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN.

PV (Theo Tin Tức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem